2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Mỹ phẩm LANA thực sự xuất hiện trên thị trường từ thập niên 70 với thương hiệu “LUNA”. Năm 1975, do tình hình chính trị không ổn định, việc sản xuất bị gián đoạn.
Đến năm 1980, mỹ phẩm LUNA tiếp tục hoạt động sản xuất và thương hiệu LANA chính thức ra mắt thị trường Việt Nam với nhà máy sản xuất đặt tại đường Bùi Thị Xuân, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2000, LANA tiến hành xây dựng nhà máy mới tại C4-32A quốc lộ 1A, Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2001, nhà máy mỹ phẩm LANA tại Bình Chánh hoàn tất và chính thức đưa vào hoạt động.
08/ 2007, nhà máy mỹ phẩm LANA được đại tu theo các yêu cầu của GMP. 01/2008, nhà máy mỹ phẩm LANA đạt chuẩn CGMP chính thức đi vào hoạt động. Mỹ phẩm LANA được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu bởi đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ cùng với sự kết hợp của công nghệ hiện đại, sản phẩm đã được người tiêu dùng trong nước công nhận chất lượng và tin dùng với danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 11 năm liền từ năm 1997 đến 2007. Sản phẩm LANA cũng nhận được nhiều huy chương vàng, bạc và bằng khen trong cũng như ngoài nước. Sản phẩm LANA được xuất sang nhiều nước như: Đức, Úc, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, … Tại Đức, sản phẩm được Bộ Y tế Đức cấp giấy phép lưu hành và đang được bán, giới thiệu tại các nhà thuốc cũng như các cửa hàng mỹ phẩm.
30
Hình 2.1: Nhà máy sản xuất mỹ phẩm LANA 2.1.2. Hệ thống bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của công ty
( Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp của công ty)
2.1.3. Thị trường của công ty mỹ phẩm LANA
Thị trường của công ty có quy mô tương đối rộng và đang ngày càng gia tăng. Sở dĩ như vậy là do nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, bên cạnh đó sự gia tăng về thu nhập đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành một loại sản phẩm thông
31
dụng. Đối tượng sử dụng không còn bó hẹp trong phạm vi gia đình đối với những sản phẩm chăm sóc: Dầu gội, Sữa tắm, Gel rửa tay diệt khuẩn khử mùi, Fedios khử mùi tủ lạnh, … mà còn dành cho đối tượng là phụ nữ trẻ với các sản phẩm trang điểm (Phấn trang điểm BB Crem) và chăm sóc da (Kem dưỡng da các loại), phụ nữ tuổi trung niên với các sản phẩm chống lão hóa (Kem trắng da chuyên biệt mờ vết nám tàn nhang SAFRA), trắng da rất hiệu quả; có sản phẩm dành cho trẻ em (Sữa tắm sảy LANA, Gel rửa bình sữa BEEVIN) và nam giới (Các dạng Gel và Mousse vuốt tóc). Vì vậy có thể nói đối tượng của thị trường mỹ phẩm ngày càng gia tăng.
Thị trường tiêu thụ của công ty được chia thành 4 khu vực:
• TP. HCM và miền Đông: bao gồm TP. HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận.
• Miền Tây: bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. • Miền Trung: bao gồm các tỉnh từ Phú Yên – Khánh Hòa đến Nghệ An – Hà
Tĩnh.
• Miền Bắc: bao gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều mỹ phẩm ngoại, vì vậy mục tiêu trong những năm tới là giữ vững thị trường nội địa, và sau đến là phát triển mạnh ra thị trường quốc tế.
2.1.4. Các mặt hàng hóa mỹ phẩm của công ty
Trong những năm qua mỹ phẩm LANA đã cố gắng tập trung vào nghiên cứu thị trường, quảng cáo, khuyến mãi. Từ việc đầu tư kinh phí, đến đào tạo nhân sự, củng cố tổ chức đều có một sự nỗ lực vươn lên cho phù hợp cơ chế thị trường. Chính sách của mỹ phẩm LANA là đa dạng hóa sản phẩm, để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và hướng đến phân khúc thị trường.
Chủng loại sản phẩm của LANA khá đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp, tạo ấn tượng tốt đến người tiêu dùng. Hiện nay Công ty đã có khoảng 200 mặt hàng với 9 nhóm sản phẩm chính là: chăm sóc da mặt, chăm sóc tóc, chăm sóc cơ thể, chăm
32
sóc răng miệng, chăm sóc em bé, sản phẩm trang điểm, Nước hoa, chăm sóc Nhà & Xe hơi, và sản phẩm khác. Sau đây là các nhóm sản phẩm tiêu biểu của công ty:
Nhóm chăm sóc da mặt: Sữa rửa mặt Hoa Cúc, Sữa rửa mặt Nghệ Trứng gà
Gama, Kem đắp mặt TheSpa, Kem dưỡng da bốn mùa Ideal, Kem dưỡng trắng da Safra, Kem dưỡng da nhân sâm sữa ong chúa, Kem trị mụn trứng cá Topal, Kem dưỡng da Nhân sâm Linh Chi, Kem trắng da chuyên biệt mờ vết nám tàn nhang, Dưỡng chất Hoa hồng Rose Tonic, Kem làm sạch tế bào chết Safra,…
Nhóm chăm sóc cơ thể: Sữa tắm dưỡng da chiết xuất sữa Dê, Kem Vergel
chống nhăn da bụng, Kem massage làm tan mỡ bụng Slimfit, Kem dưỡng da tay Lana, Kem chống nứt nẻ da chân Footgel & Footgel 1+, Gel rửa tay Handsep, Lăn khử mùi Nodol Whitening, Khăn lau tay diệt khuẩn Handsep, Gel rửa tay không dùng nước Handsep Lana, …
Nhóm chăm sóc em bé: Sữa tắm rôm sảy Beevin, Gel rửa bình sữa Beevin,
Kem hăm tã bé sơ sinh Beevin,…
Nhóm sản phẩm trang điểm: Kem phấn trang điểm BB Crem, Son bóng môi
Lana, Son dưỡng bóng môi nhũ bạc cao cấp Lana,
Nhóm nước hoa: Nước hoa Biotan, Nước hoa Intime, Nước hoa Charmant,
Nước hoa Eau De Cologne, …
Nhóm chăm sóc Nhà & Xe hơi: Nước rửa kính Kim cương, Nước rửa kính
Lazer Max, Nước hoa xịt phòng và xe ôtô, Nước hoa xe ôtô (các loại), Card thơm đậm đặc Lamosi, Quả cầu hương Lamosi Iball, Sáp thơm bồn Iris, Tấm khử mùi Fedios, Fedios Duo Trà xanh – Than tre, Fedios Hạt ngọc thơm
33
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm LANA 2.2.1. Thực trạng nguồn lực của công ty mỹ phẩm LANA 2.2.1. Thực trạng nguồn lực của công ty mỹ phẩm LANA
2.2.1.1. Nguồn nhân lực của công ty
Nguồn nhân lực được xem là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, trong quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra của cải vật chất cho xã hội đều phải có nguồn lực lao động, đó là nguồn lực thiết yếu để phát triển doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của công ty mỹ phẩm LANA được thể hiện qua Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Nguồn nhân lực của công ty năm 2014
Diễn giải Tổng số (Người)
Trình độ
Trên Đại học Đại học Cao đẳng Phổ thông trung học Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Lao động gián tiếp 12 6 50,00 5 41,67 1 - - -
Cán bộ quản lý 7 4 57,14 3 42,86 - - - - Cán bộ kỹ thuật 5 2 40,00 2 40,00 1 20,00 - - 2. Lao động trực tiếp 48 - - 11 22,92 14 29,17 - - Độ tuổi 20 – 34 22 - - 4 18,18 6 27,27 12 54,55 Độ tuổi 35 – 45 16 - - 4 25,00 3 18,75 9 56,25 Độ tuổi > 45 10 - - 3 30,00 5 50,00 2 20,00 Tổng số: 60 6 10,00 16 26,67 15 25,00 23 38,33
(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp của công ty)
Công ty mỹ phẩm LANA áp dụng mô hình quản lý tinh gọn, với hệ thống quản lý và quy trình sản xuất tiên tiến, công ty đưa máy móc thiết bị hiện đại vào quy trình sản xuất nên công nhân lao động trực tiếp được giảm đi. Hiện nay, công ty có khoảng 60 nhân viên, trong đó 36,67% nhân viên có trình độ đại học và trên đại học, 25% trình độ cao đẳng và còn lại là 38,33% là công nhân đã qua các khóa đào tạo huấn luyện của công ty. Nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao chiếm 61,67%, điều này cho thấy nguồn nhân lực của công ty rất mạnh, đã tạo nên năng lực cạnh tranh đáng kể so với các đối thủ.
34
Việc đào tạo cho nguồn nhân lực rất được Ban giám đốc đặc biệt quan tâm. Hàng năm, công ty đều mở các khóa đào tạo huấn luyện chuyên sâu “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” cho tất cả các nhân viên của nhà máy, và các khóa đào tạo kỹ thuật cho nhân viên trực tiếp điều khiển máy móc thiết bị. Các khóa huấn luyện về công nghệ thông tin, phần mềm quản lý cho nhân viên văn phòng. Bên cạnh đó, công ty còn mở các đợt tập huấn về phòng cháy chữa cháy cho toàn nhân viên của nhà máy. Ngoài ra, công ty còn có chính sách khuyến khích nhân viên tự đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
Đội ngũ CBCNV của LANA được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực của LANA vừa có trình độ, lại vừa có nhiều kinh nghiệm trong công việc, nên đã làm chủ được công nghệ hiện đại, quản lý kinh doanh có hiệu quả. Đây là một yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
Nhìn chung, với lợi thế cơ cấu quản lý tinh gọn, trên 60% nhân viên có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm. Còn lại tất cả nhân viên của công ty mỹ phẩm LANA đều được tham gia các khóa huấn luyện CGMP, và chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc, để phát triển kỹ năng, tính chuyên nghiệp, tận tụy với công việc, tinh thần đồng đội, hiểu rõ mục tiêu kinh doanh của công ty, tạo khả năng thích ứng với các thay đổi trong môi trường làm việc cũng như môi trường kinh doanh, tính sáng tạo và chủ động trong công việc.
Vì đây là nhà máy đạt tiêu chuẩn CGMP nên tính kỹ luật rất khắc khe, trong sinh hoạt cá nhân phải luôn đảm bảo vệ sinh trước khi bước vào quy trình sản xuất. Cho nên, công tác đào tạo, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên được tổ chức thường xuyên, hàng quý hoặc hàng năm tùy theo mức độ chuyên sâu của nội dung huấn luyện và nhu cầu công việc.
Chính sách khen thưởng, hỗ trợ nhân viên gắn bó lâu dài với thời gian công tác và hiệu quả công việc của nhân viên, vẫn còn chưa hợp lý, chưa thực sự khuyến khích được người lao động trong sự phát triển chung của doanh nghiệp. Với sự cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các công ty sản xuất mỹ phẩm sẽ phải chạy đua trong việc cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực có kinh nghiệm, đã qua đào tạo, bởi lẽ với
35
mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thì không một đối thủ nào lại không nghĩ đến việc giảm chi phí đào tạo, thông qua thu hút nhân lực của đối thủ cạnh tranh.
Do vậy, nếu LANA không có những chiến lược quản trị nguồn nhân lực kịp thời và hợp lý, các đối thủ cạnh tranh sẽ thấy được điểm yếu này của LANA và sẽ có những chính sách thu hút nhân tài của LANA, tạo ra những chỗ hổng và gây tổn hại tới cả một dây chuyền sản xuất của LANA.
2.2.1.2. Năng lực hoạt động kinh doanh của công ty
Tài chính và vốn là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở nền tảng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm hướng tới lợi nhuận cao nhất có thể, là cơ sở phát triển mở rộng quy mô tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ. Là một công ty tư nhân nhưng nguồn tài chính của LANA rất ổn định, mặc dù trong những năm khủng hoảng kinh tế công ty tuy có gặp nhiều khó khăn trong nguồn nguyên vật liệu đầu vào giá cả tăng nhanh liên tục. Nhưng công ty vẫn quay được vòng vốn của mình để đảm bảo sản xuất kinh doanh đáp ứng tốt cho thị trường, mà không phải vay vốn của ngân hàng. Đây cũng là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của công ty, vì vốn không phải vay nợ, nên đã đem lại lợi thế cạnh tranh rất lớn cho công ty. Chi phí sản xuất thấp làm cho giá thành sản phẩm của công ty thấp, và đây chính là năng lực cạnh tranh rất mạnh của công ty so với các đối thủ.
Từ đầu năm 1999, công ty mỹ phẩm LANA đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm đạt theo tiêu chuẩn của Châu Âu và chính thức đưa vào hoạt động từ đầu năm 2001, đến năm 2006 đã đại tu nhà máy lại theo quy mô nhà máy GMP của ASEAN. Với quy mô sản xuất rộng lớn, chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành ổn định, và được người tiêu dùng tin cậy, chẳng những đã mang lại cho LANA nguồn lợi nhuận đáng kể, mà còn nâng cao vị thế của LANA trên thị trường trong nước và quốc tế.
Sau đây, là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây, được thể hiện qua Bảng 2.2.
36
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mỹ phẩm LANA từ năm 2012 đến năm 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 So sánh năm 2013 và 2012 Lượng tăng tăng (%) Tốc độ Tổng doanh thu 15.852.809.256 18.993.763.831 3.140.954.575 19.81 Tổng chi phí 14.046.758.891 16.618.712.570 2.571.953.679 18.31 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.806.050.365 2.375.051.261 569.000.896 31.51 Chi phí thuế TNDN hiện hành 361.210.073 416.675.660 55.465.587 15.36 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.444.840.292 1.958.375.601 513.535.309 35.54
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty)
Qua kết quả kinh doanh của công ty cho ta thấy, tổng doanh thu của năm 2013 tăng so với năm 2012 là 19.81% tương đương với số tuyệt đối tăng là
3,140,954,575 đồng. Lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 31.51% tương đương với số tuyệt đối tăng là 569,000,896 đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng so với năm 2012 là 35.54% tương đương với số tuyệt đối tăng 513,535,309 đồng. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và 2013 được thể hiện qua như sau:
Hình 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2012 đến 2013
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của công ty)
Tình hình hoạt động kinh doanh trong hai năm 2012 và 2013 là khá tốt. Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước năm sau cao hơn năm trước, chứng
37
tỏ công ty mỹ phẩm LANA đã hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh đúng hướng. Điều này đã tạo năng lực cạnh tranh bền vững của mình trên thị trường.
2.2.1.3. Năng lực Uy tín, thương hiệu của công ty
Uy tín, thương hiệu của công ty được hình thành trong cả một quá trình phấn đấu lâu dài, kiên trì theo đuổi mục tiêu và chiến lược đúng đắn. Từ thập niên 90 cho đến nay sản phẩm của LANA đã được người tiêu dùng trong nước công nhận chất lượng và tin dùng với danh hiệu “Hàng Việt Nam chấtlượng cao”. Sản phẩm của LANA cũng nhận được nhiều huy chương vàng, bạc và bằng khen trong cũng như ngoài nước. Năm 2006 Bộ Y Tế đã triển khai cho các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm phải áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế CGMP, mỹ phẩm LANA đã tận dụng cơ hội này để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình thêm vững mạnh trong lòng người tiêu dùng. Chính thức, tháng 01/2008 mỹ phẩm LANA đã vinh dự nhận được Giấy Chứng nhận đạt tiêu chuẩn CGMP do Bộ Y Tế cấp. Mỹ phẩm LANA là doanh nghiệp đầu tiên trong nước đã tạo được niềm tin cho người tiêu dùng trong nước luôn tự hào về mình với phương châm “Người Việt dùng hàng Việt”.
Đặt biệt mỹ phẩm LANA còn là nhà tài trợ cho Quỹ từ thiện của Huyện Bình Chánh, xây dựng nhà tình nghĩa cho những gia đình chính sách và xây nhà tình thương cho những gia đình nghèo neo đơn. Đồng thời, mỹ phẩm LANA cũng trao học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học trong huyện Bình Chánh. Đây là những sự kiện thể hiện sự quan tâm và đóng góp vào phúc lợi xã hội tại địa phương mà mỹ phẩm LANA đặt nhà máy sản xuất.
Với sự thành công trong nhiều năm qua đã nâng cao uy tín và hình ảnh của mỹ phẩm LANA trong lòng công chúng, LANA đã quảng bá được các sản phẩm của mình đến người tiêu dùng trong và ngoài nước một cách sâu rộng.