Theo kết quả đánh giá trong chương 2, “Nhóm năng lực“ cần phải “Củng cố“ là: Nguồn nhân lực, Năng lực công nghệ, Sản xuất và đáp ứng, Năng lực đầu tư.
Để củng cố các năng lực này cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, nâng cao công tác tư tưởng trong tình hình mới, tăng cường hợp tác quốc tế.
3.4.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nội dung giải pháp:
Chất lượng của nguồn nhân lực chính là yếu tố hàng đầu cần quan tâm của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất, năm yếu tố – con người, máy móc thiết bị, phương pháp làm việc, nguyên vật liệu, và thông tin, 5 yếu tố này (5M) chính là nhân tố đảm bảo năng suất và chất lượng. Trong đó, con người chính là yếu tố chủ đạo có ảnh hưởng đến việc sử dụng bốn yếu tố còn lại. Vì vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong các yếu tố chủ đạo để duy trì và phát triển sản
97
xuất kinh doanh. Sau đây là một số giải pháp cần thực hiện để củng cố và phát triển nguồn nhân lực là:
Công ty cần có kế hoạch tuyển dụng nhân sự mới, bổ sung vào các bộ phận sau: phòng nghiên cứu và phát triển, phòng nghiên cứu thị trường, phòng kiểm nghiệm, nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao, và nhân viên tiếp thị. Cụ thể kế hoạch 2015 công ty sẽ tuyển thêm 5 cử nhân hóa và 3 cử nhân kinh tế có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên về marketing và nghiên cứu thị trường.
Huấn luyện cụ thể cho nhân viên mới, đảm bảo cho họ được trang bị đầy đủ và đúng kiến thức cần cho công việc. Chú trọng đào tạo các kiến thức toàn diện CGMP cho các nhân viên mới. Thực hiện hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý chất lượng và phòng nghiên cứu phát triển.
Có chính sách đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ chủ chốt về hội nhập kinh tế quốc tế, luật kinh tế, luật thương mại quốc tế, kỹ năng đàm phán quốc tế, để xây dựng một đội ngũ cán bộ giỏi về kinh tế và kỹ thuật, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể công ty tuyển chọn và cử 2 nhân viên nồng cốt đi tu nghiệp ở nước ngoài.
Đẩy mạnh việc xây dựng đội ngũ nhân viên có bản lĩnh trong kinh doanh, có năng lực làm chủ công nghệ cao. Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút khuyến khích lực lượng lao động có chất xám cao vào làm việc cho công ty.
Điều kiện thực hiện:
Khi tuyển dụng nhân sự cần lưu ý những điều kiện sau: Phải tuyển từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo tuyển đúng người phù hợp với công việc, đúng số lượng. Trả lương đặc biệt cho các chuyên gia trong và ngoài công ty một cách hợp lý. Đánh giá đúng năng lực hoàn thành công việc của nhân viên, để công bằng trong quyết định trả lương, khen thưởng. Khuyến khích nhân viên sáng tạo và xét thưởng xứng đáng.
98
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, thú vị, cũng như tạo bầu không khí làm việc cởi mở, thân thiện, và gần giũ hơn.
Thực hiện các chính sách đãi ngộ nhân viên như: phúc lợi, bảo hiểm xã hội, trợ cấp khó khăn, ốm đau, tham quan du lịch. Chăm lo đời sống cho nhân viên như: bảo hiểm y tế, vận động khám sức khỏe định kỳ đầy đủ, bảo hiểm tai nạn lao động. Thực hiện các đề nghị nâng lương đúng thời hạn, thi nâng bậc, các phụ cấp khác.
Kết quả đạt được:
Với những điều kiện thực hiện cho các giải pháp trên, công ty sẽ thu hút được một nguồn nhân lực đầy tiềm năng, và việc áp dụng các khóa đào tạo huấn luyện sẽ tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng tốt với tình hình cạnh tranh hiện nay. Đồng thời, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đảm bảo cho công ty nâng cao nguồn nhân lực, đồng thời khẳng định uy tín của mình trên thị trường.
3.4.2.2. Đổi mới công nghệ
Nội dung giải pháp:
Khả năng nắm bắt công nghệ cao nhất trong lĩnh vực sản xuất, chưa phải là điều quan trọng nhất. Điều quan trọng là khả năng áp dụng công nghệ mới của công ty, đó mới chính là nguồn gốc của lợi thế, và để có thể áp dụng được công nghệ phải kết hợp nó với nhiều thứ khác. Đổi mới công nghệ là một yêu cầu bức xúc để tạo ra năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để đổi mới và phát triển kỹ thuật công nghệ cần phải có những giải pháp sau:
Công ty phải dự đoán đúng cung cầu của thị trường, bằng cách hỗ trợ các công cụ cần thiết cho nhân viên nghiên cứu thị trường tích cực khảo sát và đánh giá thị trường. Phân tích, đánh giá và lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp với xu hướng phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất mỹ phẩm trong nước và trên thế giới.
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tài chính và trình độ kỹ thuật của công ty để nhập các loại máy móc thiết bị phù hợp tình hình sản xuất hiện nay, chuyển
99
giao công nghệ một cách có hiệu quả, tiến tới làm chủ công nghệ và có khả năng sáng tạo đối với công nghệ mới.
Điều kiện thực hiện:
Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản xuất của công ty. Theo dõi quá trình áp dụng công nghệ mới vào sản xuất thử nghiệm và tổng kết đưa vào chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật của công ty.
Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y Tế về việc khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật như: chiết xuất thảo dược làm nguyên liệu, hương liệu và tinh dầu, ứng dụng công nghệ Nano trong sản xuất mỹ phẩm, ...
Muốn công tác đổi mới công nghệ được thành công, công ty cần đầu tư tài chính và nguồn lực như đã nói trên, nhằm đưa khoa học công nghệ ứng dụng vào dây chuyền sản xuất là điều kiện cấp thiết hiện nay giúp cho công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường.
Kết quả đạt được:
Các giải pháp trên được công ty áp dụng tốt sẽ là nền tảng cho sự nghiệp phát triển lâu dài. Vì việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất là yếu tố làm tăng thêm uy tín, thị phần, tạo ra năng suất ngày càng cao, giảm được chi phí trong sản xuất, và tăng lợi nhuận cho công ty.
3.4.2.3. Nâng cao công tác tư tưởng trong tình hình mới
Nội dung giải pháp:
Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước lo lắng. Vì thực tế, sau khi gia nhập WTO và trải qua những năm khủng hoảng kinh tế đã có nhều doanh nghiệp phá sản, bắt buộc phải đóng cửa. Cho nên, việc nâng cao công tác tư tưởng cho nhân viên nắm rõ tình hình cạnh tranh mới là yếu tố mang tính cấp thiết. Sau đây là những giải pháp cần thực hiện:
Thực hiện tốt việc giáo dục truyền thống, tuyên truyền và phổ biến nâng cao nhận thức về hội nhập quốc tế và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường cho
100
toàn thể nhân viên của công ty. Thực hiện tốt các chính sách xã hội và tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, bản lĩnh cho toàn bộ nhân viên. Xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp và tổ chức thi đua vào các ngày hội truyền thống, giúp cho nhân viên an tâm, phấn khởi và hoàn thành tốt công việc của mình.
Điều kiện thực hiện:
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là điều kiện đầu tiên quan trọng mà công ty cần phải có, để thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hàng năm công ty tổ chức các buổi hội thảo nói về tình hình hội nhập kinh tế, tài chính, nhân sự, khoa học, trao đổi với nhân viên. Từ đó, mọi người sẽ nắm vững tình hình trong nước cũng như trên thế giới, để an tâm tập trung vào sản xuất.
Công bố hàng năm về công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa với địa phương, cũng như các chương trình tài trợ trong nước. Các buổi tham quan du lịch, công ty nên lồng ghép tổ chức các trò chơi đố vui có thưởng, kể các câu chuyện cảm động về tinh thần trách nhiệm của nhân viên.
Kết quả đạt được:
Công ty có thể thực hiện tốt các giải pháp trên, việc nâng cao công tác tư tưởng sẽ làm cho nhân viên thấy được hình ảnh đẹp của công ty trong xã hội, và một lần nữa để khẳng định uy tín của công ty trong lòng nhân viên. Qua đó, công ty sẽ thành công trong việc nung đúc ý chí, sự nhiệt tình và lòng trung thành cống hiến của nhân viên đối với doanh nghiệp.
3.4.2.4. Tăng cường hợp tác quốc tế
Nội dung giải pháp:
Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, thông qua các buổi hội thảo và triển lãm quốc tế của ngành mỹ phẩm, nhằm thu hút kỹ thuật công nghệ của các nước tiên tiến.
101
Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi kinh nghiệm khai thác kinh doanh của các nước trên thế giới. Tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất gia công cho các đối tác nước ngoài.
Điều kiện thực hiện:
Xây dựng các phương án với các tình huống khi tham gia vào kinh doanh quốc tế. Dự báo điều kiện và khả năng, khó khăn cũng như cơ hội thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển, để có các giải pháp hữu hiệu và các chiến thuật kinh doanh dành thế chủ động, và giảm thiểu rũi ro. Chuẩn bị các điều kiện để đầu tư ra nước ngoài, nghiên cứu, áp dụng các hình thức hợp tác quốc tế mới cho phù hợp với hội nhập quốc tế của Chính phủ và của Ngành.
Kết quả đạt được:
Thực hiện các giải pháp hợp tác quốc tế, nhân viên của công ty sẽ ngày càng hoàn thiện về trình độ chuyên môn, khả năng giao tiếp quốc tế, kinh nghiệm kinh doanh, khả năng nắm bắt xu hướng công nghệ hiện đại và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, công ty sẽ gặt hái nhiều thuận lợi nhằm nâng cao năng lực sản xuất và đáp ứng của công ty ngày càng phát triển mạnh.
3.4.3. Nhóm giải pháp nhằm xây dựng năng lực cạnh tranh cho mỹ phẩm LANA
Theo kết quả đánh giá trong chương 2, “Nhóm năng lực“ cần phải “Xây dựng“ là: Năng lực tài chính, Phát triển kênh phân phối, Cạnh tranh thị phần, Khả năng sinh lợi, Uy tín thương hiệu.
Để xây dựng các năng lực này cần phải củng cố và mở rộng hệ thống các kênh phân phối, đẩy mạnh chiêu thị và bán hàng, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng, xây dựng thương hiệu mạnh.
3.4.3.1. Củng cố và mở rộng hệ thống các kênh phân phối
Nội dung giải pháp:
Tạo quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà phân phối trung gian, thông qua các chính sách hấp dẫn cho các trung gian trong kênh phân phối. Từ đó, có thể mở rộng các kênh phân phối mới.
102
Kế hoạch 2015, công ty sẽ phát triển thêm 50 đại lý và cửa hàng bán lẻ trực tiếp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng nông thôn trên cả nước. Vì đây là nơi có số lượng công nhân tập trung rất đông, và là lực lượng lao động trẻ nên nhu cầu sử dụng mỹ phẩm là rất cao.
Công ty có thể kết hợp với các Spa, các Beauty Salon để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dùng thử, sẽ giúp cho khách hàng có cơ hội biết thêm về sản phẩm và có cơ sở để đi đến quyết định mua hàng.
Điều kiện thực hiện:
Công ty cần đánh giá các hoạt động của các nhà phân phối trung gian theo tiêu chuẩn đã định trước và tìm cách xử lý thật khéo léo và thật tinh tế các mâu thuẫn xảy ra trong kênh phân phối. Xây dựng các hệ thống cửa hàng bán lẻ tại TP. HCM và các tỉnh. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng bán lẻ trên cả nước.
Nhân viên bán hàng cần có văn hóa lịch sự trong giao tiếp, chu đáo, nhiệt tình, nhằm mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm phù hợp khi được tư vấn tốt. Các cửa hàng bán lẻ cần phải thiết kế trưng bày đẹp mắt, và phân bổ rõ ràng các nhãn hiệu riêng theo từng nhóm, để khách hàng dễ dàng nhận biết và chọn lựa sản phẩm.
Phòng chăm sóc khách hàng, phòng kinh doanh và phòng đào tạo cần phải được công ty đầu tư thêm nguồn nhân lực, tài chính, và cơ sở vật chất, để đáp ứng tốt các giải pháp nêu trên cho nhu cầu mở rộng thêm các kênh phân phối.
Kết quả đạt được:
Nếu công ty thực hiện tốt các giải pháp trên thì sản phẩm của công ty sẽ có mặt khắp các thị trường trên cả nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty ngày càng nhiều, đồng thời đáp ứng thỏa đáng nhu cầu sử dụng sản phẩm có chất lượng cao của khách hàng. Qua đó, sản phẩm của công ty được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển ngày một mạnh hơn.
103
3.4.3.2. Đẩy mạnh chiêu thị và bán hàng
Nội dung giải pháp:
Để nâng cao năng lực cạnh tranh thị phần, công ty cần đẩy mạnh công tác chiêu thị và bán hàng, gồm các giải pháp sau:
Đa dạng hóa các hình thức bán hàng để phù hợp với nhu cầu đa dạng của thị trường. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, dự báo, xây dựng thị trường mục tiêu, đặc biệt ở các địa bàn có cạnh tranh cao.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường, phân tích, đánh giá môi trường kinh doanh, để phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, và sản phẩm đó phải có đặc tính nổi trội hơn các đối thủ để đủ sức cạnh tranh.
Tăng cường đầu tư chiều sâu vào các hoạt động quảng cáo trên các kênh truyền thông đại chúng. Tăng cường các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhằm kích thích thu hút người tiêu dùng.
Điều kiện thực hiện:
Công ty cần phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các phân khúc thị trường mà công ty đã nhắm đến.
Công ty cần tập trung vào phục vụ cho một số khách hàng thuận lợi nhất, chẳng hạn phân khúc thị trường “Khách hàng lớn” là đặc biệt quan trọng, là vấn đề sống còn đối với công ty.
Công ty cũng cần xem xét lại các phân khúc thị trường còn bỏ ngõ và chiếm lĩnh trước, để ngăn chặn các đối thủ xâm nhập. Chẳng hạn, các điểm chợ thuộc vùng sâu, vùng xa hiện nay đã phát triển lên thị trấn, hoặc các khu chế xuất công nghiệp, đây là một phân khúc thị trường khá hấp dẫn và đầy tiềm năng, cần chuẩn bị tích cực theo hướng này.
Quảng cáo và tuyên truyền thông tin phải đạt được ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ dễ dàng. Các thông điệp đưa ra phải dựa vào đặc tính và nguồn gốc của sản phẩm, phải gây được sự chú ý của khách hàng đến với sản phẩm.
104 Kết quả đạt được:
Thực hiện tốt các giải pháp trên, công ty sẽ thành công trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, và đẩy mạnh phát triển đội ngũ tiếp thị và bán hàng ngày một chuyên nghiệp hơn. Điều quan trọng là công ty phát triển được mạng lưới phân phối hàng hóa rộng khắp đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, các khu