Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Để đánh giá một cách khách quan từ kết quả các phân tích và xác định các năng lực cạnh tranh của công ty, tác giả đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các

56

chuyên gia trong ngành về các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mỹ phẩm trong nước. Tác giả đã xác định được 16 yếu tố năng lực có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành sản xuất kinh doanh mỹ phẩm trong nước. Hiện tại, các đối thủ cạnh tranh chính của mỹ phẩm LANA là: Công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn, Công ty TNHH SX mỹ phẩm Lan Hảo, Công ty cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo. Tác giả đã phỏng vấn lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua “Phiếu đánh giá năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất mỹ phẩm trong nước” (Phụ lục 4). Kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cho công ty mỹ phẩm LANA so với các đối thủ, được tác giả thể hiện ở ma trận sau:

Bảng 2.6: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty

Các yếu tố Trọng số

LANA SÀI GÒN LAN HẢO MỸ HẢO Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số Điểm Điểm trọng số 1. NL nguồn nhân lực 0,071 4,60 0,327 4,40 0,312 3,90 0,277 4,10 0,291 2. NL quản trị, điều hành 0,07 5,00 0,350 4,60 0,322 3,70 0,259 4,20 0,294 3. NL tài chính 0,067 4,30 0,288 4,40 0,295 3,80 0,255 4,00 0,268 4. NL phát triển sản phẩm 0,065 4,30 0,280 4,00 0,260 3,00 0,195 2,90 0,189 5. NL công nghệ 0,06 4,00 0,240 3,90 0,234 3,00 0,180 3,00 0,180 6. NL quản lý chất lượng 0,071 5,00 0,355 4,00 0,284 3,10 0,220 3,30 0,234 7. NL sản xuất và đáp ứng 0,063 4,10 0,258 3,80 0,239 3,60 0,227 3,60 0,227 8. NL phát triển kênh phân phối 0,057 4,00 0,228 4,40 0,251 3,50 0,200 3,70 0,211 9. NL dịch vụ hậu mãi 0,051 4,30 0,219 3,60 0,184 3,10 0,158 3,00 0,153 10. NL cạnh tranh thị phần 0,061 4,00 0,244 4,00 0,244 3,80 0,232 4,10 0,250

11. NL cạnh tranh về giá 0,066 5,00 0,330 3,30 0,218 3,10 0,205 3,40 0,224 12. Khả năng sinh lợi 0,058 4,10 0,238 4,50 0,261 3,30 0,191 4,00 0,232 13. NL về cơ sở hạ tầng 0,063 4,80 0,302 4,30 0,271 3,50 0,221 3,60 0,227 14. NL về các mối quan hệ 0,06 4,7 0,282 4,30 0,258 3,30 0,198 3,30 0,198 15. NL uy tín, thương hiệu 0,065 4,20 0,273 4,70 0,306 3,90 0,254 4,00 0,260 16. NL đầu tư 0,052 4,00 0,208 4,00 0,208 3,40 0,177 4,00 0,208 Tổng cộng: 1,000 70,40 4,422 66,20 4,147 55,00 3,449 58,20 3,646

57

Để thấy rõ hơn năng lực cạnh tranh của Công ty mỹ phẩm LANA so với các đối thủ, tác giả biểu thị các đánh giá của các chuyên gia theo Hình 2.7 như sau:

Hình 2.7: Các năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất mỹ phẩm

(Nguồn: Từ kết quả điều tra và tổng hợp của tác giả)

Dựa vào kết quả đánh giá tổng thể cho thấy, hiện nay Công ty mỹ phẩm LANA vẫn có năng lực cạnh tranh trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh chính. Các năng lực mà mỹ phẩm LANA có được là: nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, năng lực phát triển sản phẩm, năng lực công nghệ, năng lực quản lý chất lượng, năng lực sản xuất và đáp ứng, năng lực dịch vụ hậu mãi, năng lực cạnh tranh về giá, cơ sở hạ tầng, các mối quan hệ. Trong các năng lực này có thể nhận thấy đa số sẽ còn là năng lực của LANA trong một vài năm nữa, tuy nhiên các năng lực như: nguồn nhân lực và năng lực công nghệ ,nếu LANA không có các biện pháp duy trì đúng mức thì sẽ có nguy cơ bị mất về tay các đối thủ cạnh tranh khác.

Đồng thời qua kết quả này, cho thấy mỹ phẩm Sài Gòn đang là đối thủ lớn nhất của LANA với các năng lực có được như: năng lực tài chính, năng lực phát triển kênhphân phối, khả năng sinh lợi, năng lực uy tín thương hiệu. Đúng vậy, mỹ phẩm Sài Gòn thực sự có những năng lực nhất định so với mỹ phẩm LANA trong lĩnh vực sản xuất hóa mỹ phẩm và đặc biệt là cung cấp cho thị trường các dòng sản phẩm Nước hoa nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng.

58

Tiếp theo, mỹ phẩm Mỹ Hảo với lợi thế về năng lực cạnh tranh thị phần, đang là đối thủ cạnh tranh với LANA trong lĩnh vực sản xuất Dầu gội và Nước rửa kính. Còn mỹ phẩm Lan Hảo tuy không có điểm trong tổng thể điểm năng lực so với các đối thủ, nhưng vẫn có lợi thế về năng lực cạnh tranh, vì các điểm trọng số từ 0,222 trở lên gồm: nguồn nhân lực, quản trị điều hành, năng lực tài chính, quản lý chất lượng, nănglực sản xuất và đáp ứng, cạnh tranh thị phần. Cho thấy mỹ phẩm Lan Hảo cũng là đối thủ cạnh tranh không nhỏ của mỹ phẩm LANA.

Tóm lại, qua kết quả đánh giá cho thấy mỹ phẩm LANA là công ty có năng lực cạnh tranh mạnh nhất so với các đối thủ, tuy nhiên LANA cũng đã để mất khá nhiều các năng lực cạnh tranh rất quan trọng như: năng lực phát triển kênh phân phối, năng lực cạnh tranh thị phần, khả năng sinh lợi, năng lực uy tín thương hiệu. Đây thực sự là những vấn đề mà LANA cần phải đặc biệt quan tâm và có biện pháp để nâng cao các năng lực này để công ty tồn tại và phát triển bền vững trên thị trường.

Ý kiến của chuyên gia bên ngoài:

Mỹ phẩm LANA nổi bậc hơn các đối thủ cạnh tranh hiện tại, do LANA nắm bắt được cơ hội và quản lý điều hành tốt nhà máy sản xuất trong việc thực hiện thành công các nguyên tắc của CGMP (Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm), và luôn duy trì tốt kết quả đạt được. Điều này đã giúp cho LANA tạo được niềm tin với các cấp lãnh đạo trong ngành và uy tín trên thị trường. Tuy nhiên, xét về quy mô sản xuất vẫn còn yếu hơn các đối thủ khác, do LANA chưa thực sự phát huy hết được các lợi thế của mình. Cho nên, LANA cần tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, và phát triển mạnh hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty mỹ phẩm Lana trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)