HỘI CHỨNG TRAØN DỊCH MAØNG PHỔ

Một phần của tài liệu Bệnh Học Nội Khoa Căn Bản (Trang 29)

Mục tiêu:

1. Nêu được định nghĩa Hội chứng tràn dịch màng phổi.

2. Phân biệt được đặc điểm Dịch thấm và Dịch tiết của dịch màng phổi. 3. Nêu được một số nguyên nhân thường gặp của Tràn dịch màng phổi. 4. Mơ tả được bệnh cảnh lâm sàng điển hình của Hội chứng tràn dịch màng phổi.

5. Nêu được các cận lâm sàng cần thiết trong Hội chứng Tràn dịch màng phổi.

I-ĐỊNH NGHĨA:

Tràn dịch màng phổi là sự tích tụ dịch bất thường trong khoang màng phổi.

II-NGUYÊN NHÂN:

1-Bình thường, khoang màng phổi chứa một ít thanh dịch giúp cho 2 lá màng phổi trượt lên nhau dễ dàng trong các thì hơ hấp.

29

2-Dịch tích tụ bất thường trong khoang màng phổi thường là do sự mất cân bằng giữa các yếu tố tạo lập và các yếu tố hấp thu do các bệnh căn nguyên gây tăng

áp lực tĩnh mạch hệ thống hay tĩnh mạch phổi, giảm áp lực keo huyết tương, tăng tính thấm mao mạch hay tắc nghẽn mạch bạch huyết.

3-Tràn dịch màng phổi cĩ thể chia làm Dịch thấm và dịch tiết. Tràn dịch màng phổi dịch tiết khi cĩ ít nhất 1 trong 3 tiêu chuẩn:

 Protein (DMP) > 30 g/L.

 Protein (DMP) / Protein (huyết thanh)> 0,5.

 LDH (DMP) / LDH (huyết thanh) > 0,6.

Dịch thấm là do tăng áp lực tĩnh mạch hay giảm áp suất keo huyết tương. Quá trình bệnh lý tiên phát khơng liên quan trực tiếp đến màng phổi.

Dịch tiết do tăng tính thấm màng phổi (viêm, chấn thương…) hay do tắc nghẽn mạch bạch huyết.

4-Nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi:

 Dịch tiết:

 Nhiễm trùng: lao, viêm phổi…

 Thuyên tắc phổi.

 Bệnh collagen.

 Viêm tuỵ.

 Chấn thương.

 Dịch thấm:

 Suy tim sung huyết.

 Xơ gan.

 Hội chứng thận hư.

III-TRIỆU CHỨNG LÂM SAØNG: (Điển hình, thể tự do)

Triệu chứng lâm sàng tuỳ thuộc nguyên nhân, lượng dịch nhiều hay ít và dịch tạo lập nhanh hay chậm.

1-Đau ngực do viêm màng phổi: thường gặp trong các bệnh lý viêm và thường kết hợp với tiếng cọ màng phổi.

Tính chất đau: đau nhĩi, đau như kim châm, đau tăng khi ho hay hít thở sâu. 2-Khĩ thở: do dịch chèn ép vào nhu mơ phổi và làm giảm cử động của cơ hồnh.

3-Nhìn: bên lồng ngực cĩ tràn dịch hơi nhơ, ít di động theo nhịp thở, khoang liên

sườn hơi giãn.

4-Sờ: rung thanh giảm hay mất hẳn. 5-Gõ: đục.

6-Nghe:

 Rì rào phế nang giảm hay mất hẳn.

 Cĩ thể nghe được tiếng cọ màng phổi.

 Nếu tràn dịch màng phổi lượng ít và cĩ đơng đặc phổi cĩ thể nghe được tiếng ran nổ, ran ẩm hay tiếng thổi màng phổi.

IV-CẬN LÂM SAØNG:

1-Xquang ngực thẳng:

 Dấu hiệu sớm nhất là mờ gĩc sườn hồnh. Cĩ thể khơng phát hiện được nếu lượng dịch < 300ml.

 Lượng dịch trung bình cĩ thể thấy đường cong Damoiseau.

 Lượng dịch nhiều thấy nửa bên lồng ngực bị mờ, khoang liên sườn giãn, trung thất cĩ thể bị đẩy lệch qua bên đối diện.

2-Siêu âm: cĩ thể giúp xáv định khi lượng dịch ít hay giúp hướng dẫn chọc dị trong trường hợp khĩ khăn.

3-Chọc dị dịch màng phổi: trừ khi nguyên nhân đã được xác định, các trường hợp tràn dịch màng phổi nên chọc dị để lấy dịch màng phổi phân tích tìm nguyên nhân. Dịch màng phổi rút ra cần quan sát đại thể, các xét nghiệm sinh hố, tế bào học, vi trùng và các xét nghiệm khác để chẩn đốn tuỳ thuộc nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Bệnh Học Nội Khoa Căn Bản (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)