0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

II-THĂM DỊ CHỨC NĂNG THƠNG KHÍ BẰNG MÁY PHẾ DUNG KÝ:

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC NỘI KHOA CĂN BẢN (Trang 44 -44 )

THĂM DỊ CHỨC NĂNG THƠNG KHÍ

II-THĂM DỊ CHỨC NĂNG THƠNG KHÍ BẰNG MÁY PHẾ DUNG KÝ:

1-Dung tích sống và các thể tích thành phần:

Bệnh nhân được kẹp mũi và thở qua miệng gắn với máy đo. Sau vài chu kỳ thở bình thường như lúc nghỉ ngơi, bệnh nhân được yêu cầu hít vào cố, sau đĩ thở ra cố. Kết quả được minh hoạ theo hình 2. Qua biểu đồ cĩ thể đánh giá được hầu hết các thể tích khí phổi là Thể tích khí lưu chuyển (TV), Thể tích khí dự trữ hít vào (IRV), Thể tích khí dự trữ thở ra (ERV) và tính được Dung tích sống (VC).

Thể tích khí cặn và Dung tích khí cặn chức năng khơng đo được. 2-Dung tích sống gắng sức:

Cũng với nghiệm pháp trên nhưng sau khi bệnh nhân hít vào tối đa thì thở ra thật nhanh và mạnh, thu được kết quả như hình 3. Các thơng số thu được:

a. Dung tích sống gắng sức: FVC (Forced vital capacity). Bình thường FVC tương đương VC.

b. Thể tích khí thở ra cố trong 1 giây đầu: FEV1 c. Thể tích khí thở ra trong 3 giây đầu: FEV3. d. Lưu lượng khí giữa kỳ thở ra cố: FEF25-75%. e. Chỉ số Tiffeneau = FEV1 / VC.

Chỉ số Gaensler = FEV1 / FVC.

3-Đường cong lưu lượng – thể tích: (hình 4)

44

là thể tích. Phần trên trục hồnh là thở ra. Phần dưới trục hồnh là hít vào. Đường cong lưu lượng thể tích cung cấp:

 Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF: Peak Expiratory Flow): tuỳ thuộc vào sự gắng sức của bệnh nhân và kháng lực của đường dẫn khí trung tâm.

 Lưu lượng đỉnh hít vào (PIF: Peak Inspiratory Flow).

 FEF25%, FEF50%, FEF75%: lưu lượng khí thở ra cố ở các thời điểm 25%, 50% và 75% của dung tích sống gắng sức.

 PIF50%: lưu lượng khí hít vào cố ở thời điểm 50% của dung tích sống gắng sức.

Hình : Đường cong lưu lượng thể tích.

Một phần của tài liệu BỆNH HỌC NỘI KHOA CĂN BẢN (Trang 44 -44 )

×