ÂM THỔI TÂM TRƯƠNG :( ATTTr )

Một phần của tài liệu Bệnh Học Nội Khoa Căn Bản (Trang 74)

1. Hở van động mạch chủ và van động mạch phổi : AT dạng giảm dần, âm sắc cao .

1.1- Hở van động mạch chủ : âm thổi âm sắc cao, bắt đầu ngay khi van động mạch chủ đĩng và giảm dần trong thì tâm trương . AT được nghe rõ nhất ở ổ van động mạch chủ và lan dọc theo bờ ức trái , nghe bằng màng , bệnh nhân ngồi và giữ hơi thở ở thì thở ra . ( Bệnh nhân bị hở van động mạch chủ cĩ thể cĩ âm thổi tâm trương âm sắc trầm ở mõm tim , âm thổi này giống như âm thổi của hẹp van hai lá , đây là âm thổi Austin – Flint ).

1.2- Hở van động mạch phổi : Tượng tự về âm sắc , hình dạng thời gian và vị trí như âm thổi của hở van động mạch chủ , nhưng khu trú hơn ở ổ van động mạch phổi . Âm thổi này thường khơng thể phân biệt với hở van động mạch chủ bằng cách nghe .

- Hở van động mạch phổi do tăng áp động mạch phổi nặng gây ra âm phổi Graham – Steell .

- Hở van dộng mạch phổi bẩm sinh xảy ra với áp suất động mạch phổi bình thường và cĩ âm thổi âm sắc thấp đến trung bình , bắt đầu một khoảng sau tiếng T2 .

2. Hẹp van hai lá và hẹp van ba lá :Âm thổi cĩ âm sắc trầm :

2.1- Hẹp van hai lá : rù tâm trương ở mõm .âm sắc trầm , khu trú , âm thổi này thường chỉ nghe được bằng chuơng và bệnh nhân nghiêng người sang trái . Âm thổi chỉ nghe được ngay trên mõm tim đập ,lớn nhất ở đầu và cuối tâm trương khi độ chênh áp lực lớn nhất qua van hai lá bị hẹp .

Âm thổi thường được khởi đầu bằng tiếng clíc đầu tâm trương sắc gọn – clắc mở van hai lá - nghe ở mõm , phía trong mõm , hoặc dọc bờ ức trái . Áp suất nhĩ trái càng cao , clắc mở va hai lá càng gần tiếng T2 và ngược lại. Khoảng cách T2 – clắc mở van (T2 – OS ) được dùng để đanùh giá mức độ nặng của hẹp. Âm thổi cĩ dang giảm dần ở đầu và giữa tâm trương , sự chênh áp tăng nhanh ở 1/3 sau của thì

tâm trương do nhĩ thu , gây ra âm thổi nhấn mạnh tiền tâm thu . Nhấn mạnh tiền tâm thu mất khi cĩ rung nhĩ .

2.2- Hẹp van ba lá : Tương tự về thời gian và chất lượng như âm thổi hẹp van hai lá nhưngthường cĩ âm sắc cao hơn và khu trú gần ổ van ba lá hoặc dọc theo bờ ức trái . Hít vào thường làm cho âm thổi lớn hơn ( dấu carvallo )

3 . Âm thổi liên tục :

Âm thổi liên tục bắt đầu ở thì tâm thu và liên tục đến thì tâm trương mà khơng ngừng lại , nhưng khơng chiếm tồn bộ chu kỳ tim . Âm thổi xảy ra khi cĩ dịng máu chảy từ một buồng cĩ áp suất cao tới một buồng cĩ áp suất thấp hơn mà khơng bị gián đoạn bởi sự mở hoặc đĩng của các van tim như âm thổi Gibson trong bệnh cịn ống động mạch , bắt đầu trong thì tâm thu , đỉnh quanh tiếng T2, tràn vào thì tâm trương và cĩ thể khơng tiếp tục đến T1 .Âm thổi được nghe rõ nhất dưới xương địn trái và ở ổ động mạch phổi .Những nguyên nhân khác của âm thổi liên tục : dị động tĩnh mạch phổi và dị động tĩnh mạch vành .

Âm thổi tâm thu và tâm trương kết hợp cĩ thể chiếm tồn bộ chu kỳ tim nhưng chúng bị tách ra , khơng phải là âm thổi liên tục .

HỘI CHỨNG SUY TIM

Biểu hiện lâm sàng chính của suy tim ứ huyết cĩ thể được phân chia làm hai nhĩm :

- Nhĩm triệu chứng do sự ứ dịch ( suy tim phải )

Một phần của tài liệu Bệnh Học Nội Khoa Căn Bản (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)