I/ Tìm hiểu chung 1/ Củng cố kiến thức.
a/ Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.
thiên nhiên, đất nước.
* Mùa xuân của thiên nhiên - Dòng sông xanh.
- Bông hoa tím (xứ Huế). - Tiếng chim hót.
→ Vài nét khắc họa gợi ra không gian rộng, mầu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi.
* Mùa xuân của đất nước.
- Mùa xuân người cầm súng - chiến đấu
- Mùa xuân người ra đồng → Hai lực lượng chính của đất nước
nước.Sức sống của mùa xuân thể hiện trong nhịp hối hả, âm thanh xôn xao với tương lai đẹp đẽ “Như vì sao lung linh”.
- GV: Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, tác giả nói đến (mùa xuân) sự suy ngẫm của bản thân, nhận xét cách chuyển đổi mạch thơ?
- HS: Chuyển ý tự nhiên vì suy ngẫm về mùa xuân đất nước.
- GV: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?
- HS: mong muốn được sống có ích, công hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên như chim muông hoa lá toả hương sắc cho đời.
- GV: Hình ảnh thơ nào thể hiện điều đó?
- HS: Làm con chim hót. + Làm một nhành hoa.
+ Nhập vào nốt trầm xao xuyến. - GV: Nhận xét những hình ảnh có gọi là lỗi lặp không? Vì sao?
- HS: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, câu tứ lập tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, công hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên như chim muông hoa lá toả hương sắc cho đời.
GV bình liên tưởng thơ Tố Hữu. “Nếu là con chim chiếc lá…”
- GV:Hiểu hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” như thế nào? Vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ?
- HS: Mùa xuân nho nhỏ : nhỏ nhẹ bình dị khiêm nhường tâm niệm chân thành tha thiết của nhà thơ. - GV: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ?
- HS: Thơ 5 chữ gồm làn điệu dân ca miền Trung, âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết.
- GV: gọi HS nêu ý nghĩa của bài thơ.
- HS: Phát biểu