Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 51)

Để quản lý hoạt động GDĐĐ cần phải xây dựng bộ máy tổ chức thích hợp. Các bộ phận này có trách nhiệm kế hoạch hoá, chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ cho học sinh, quan tâm tạo điều kiện cho học sinh có được môi trường thuận lợi trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách, từ đó giúp cho các em hoàn thiện dần hành vi đạo đức của mình để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Để tìm hiểu đánh giá công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Xin đồng chí vui

lòng cho biết việc tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường được thực hiện như thế nào?”. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.8 sau.

Bảng 2.8 : Đánh giá tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ

STT Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ Mức độ (%)

Rất tốt Tốt Chưa tốt 1 Thiết lập bộ máy quản lý GDĐĐ 11,6 19,4 69,0 2 Xây dựng nhiệm vụ, chức năng cho các

bộ phận và cá nhân về GDĐĐ 19,5 30,1 50,4 3 Phân công nhân lực cho việc thực hiện kế

hoạch GDĐĐ 16,6 27,2 56,2

4 Phân bổ nguồn lực vật chất cho việc thực

hiện kế hoạch GDĐĐ 15,7 26,1 58,2

Nhận xét:

Từ bảng trên cho thấy việc thiết lập bộ máy quản lý hoạt động GDĐĐ; Xây dựng nhiệm vụ, chức năng cho các bộ phận và cá nhân về GDĐĐ; Phân công nhân lực cho việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ và Phân bổ nguồn lực vật chất cho việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ mức độ đạt Tốt còn rất thấp khoảng 25%, còn mức độ Chưa tốt chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 58%.

Qua tìm hiểu chúng tôi thấy rằng cần phải có bộ phận chuyên trách về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, tổ giám thị… Tuy nhiên ở các trường THPT huyện Ứng Hoà các hoạt động GDĐĐ cho học sinh phần lớn do Đoàn thanh niên chủ trì và là hạt nhân trong công tác GDĐĐ cho học sinh. Cấp uỷ, Ban giám hiệu chỉ đạo Đoàn thanh niên kiện toàn tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động của mình, trọng tâm là duy trì nề nếp, phát động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học, theo dõi thi đua, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Đặc biệt là các phong trào lớn như: “Học tập rèn luyện tốt vì ngày mai lập nghiệp”, “Thanh niên tình nguyện”. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống, thi văn nghệ, TDTT, các sân chơi để thu hút học sinh tham gia nhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiến thức về an toàn giao thông, văn hoá giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, bảo vệ môi trường. Thành lập các câu lạc bộ sở thích, tổ chức các nhóm bộ môn học tập, diễn đàn thanh niên,…

Thông qua các hoạt động trên nhằm nâng cao giá trị đạo đức cách mạng, rèn luyện năng lực, thể lực cho học sinh. Trong mỗi đợt phát động thi đua, Đoàn thanh niên có nhiệm vụ theo dõi đánh giá tổng kết thi đua, tham mưu cho Ban giám hiệu ra quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh. Đoàn thanh niên đóng vai trò tích cực giúp nhà trường theo dõi quản lý học sinh. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, công tác Đoàn thanh niên trong các nhà trường vẫn còn bộc lộ những hạn chế sau:

Một là, đa số các trường phải học hai ca nên hạn chế về thời gian cho công tác tổ chức các hoạt động phong trào.

Hai là, sự phối kết hợp giữa công tác Đoàn với các đoàn thể: Công đoàn, GVCN, tổ bảo vệ…nhiều khi chưa được chặt chẽ.

Ba là, Việc triển khai công tác Đoàn mới chỉ coi là bề nổi, ít chú trọng về chiều sâu, công tác GDĐĐ, giáo dục học sinh cá biệt hiệu quả còn thấp.

Bốn là, chất lượng hoạt động của các chi đoàn là khâu yếu nhất, bởi do các trường THPT huyện Ứng Hoà chưa có cán bộ đoàn chuyên trách mà chỉ phân công giáo viên kiêm nhiệm. Chất lượng cán bộ chi đoàn chưa mạnh là do các em tập trung chủ yếu vào học tập. Do kinh phí cho công tác Đoàn còn hạn hẹp; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Đoàn hoạt động chưa được đáp ứng. Còn 3 trường chưa có văn phòng Đoàn thanh niên.

Năm là, thời gian tập huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác Đoàn còn ít, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ đoàn chưa cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 51)