Điều kiện kinh tế, văn hoá xã hội và phong tục tập quán của địa phương

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 29)

địa phương

Giáo dục chịu sự chi phối của các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội của các quá trình xã hội khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội.

Kinh tế đảm bảo cho giáo dục điều kiện vật chất để thực hiện có chất lượng và hiệu qủa qúa trình GD & ĐT. Với quan điểm của Đảng “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Xã hội hoá giáo dục”. Để đảm bảo nguồn lực cho công tác phát triển giáo dục thì ngoài sự đầu tư ngân sách của nhà nước, còn phải biết khai thác các nguồn lực vật chất của cải từ phía gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội phục vụ cho hoạt động GD & ĐT theo chính sách xã hội hoá giáo dục. Như vậy, kinh tế địa phương trong đó có kinh tế gia đình học sinh đã góp phần xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm, tạo lực lượng giáo dục hùng hậu quyết định một phần không nhỏ vào công tác GDĐĐ cho học sinh. Mặt khác, kinh tế tăng trưởng quyết định mức sống của mỗi gia đình. Khi mức sống tăng lên các gia đình có điều kiện nuôi con em ăn học, dành nhiều thời gian quan tâm chăm lo tới việc học tập, tư dưỡng đạo đức của con em mình. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường hiện nay, kinh tế tăng trưởng nhanh, xu thế hội nhập đã đem lại sự phát triển nhanh về mọi mặt, song mặt trái của nó cũng tác động không nhỏ đến việc GDĐĐ cho học sinh.

Văn hoá xã hội, tính ưu việt của XHCN bình đẳng tự do. Mục tiêu phát triển của Đảng ta là “Dân giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Một xã hội tươi đẹp như vậy sẽ ổn định, nền tảng quan hệ xã hội tốt đẹp, tạo được môi trường lành mạnh để học sinh tiếp thu được những giá trị đạo đức xã hội. Các phong trào văn hoá – xã hội ở địa phương sẽ lôi cuốn các gia đình, nhà trường và học sinh tham gia các phong trào như: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Gia đình văn hoá”; “Bảo vệ môi trường”; “Giữ gìn trật tự trị an”; “Phòng chống tệ nạn xã hội”… Các phong trào đó đã góp phần tích cực vào việc GDĐĐ cho học sinh.

Ngoài ra, các truyền thống văn hoá địa phương là môi trường thu hút các em để giáo dục truyền thống cội nguồn, lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Nếp sống văn minh, phong tục dòng họ, lễ hội, các phong trào đề ơn đáp nghĩa được tổ chức tại địa phương sẽ là điều kiện tốt để các em tham gia rèn luyện, giáo dục tính nhân văn từ đó các em sẽ trưởng thành về nhân cách.

Tóm lại, xã hội văn hoá là xã hội mà con người luôn sống vì các đẹp, cái thiện thắng cái ác. Mọi hoạt động của văn hoá – xã hội sẽ giáo dục nhận thức để hình thành và phát triển nhân cách con người có những cảm xúc, tình cảm đạo đức trong sáng, lống sống giản dị; Đồng thời còn giáo dục được niềm tin đạo đức, tập luyện hành vi đạo đức, trau dồi thói quen trong phong cách ứng xử của học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w