nhà trường, tạo môi trường thuận lợi để GDĐĐ cho học sinh
3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Tạo sự thống nhất cao giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường về giáo dục đạo đức cho học sinh, từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lượng xã hội trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Qua thực tiễn chúng ta thấy vấn đề khó khăn nhất của quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh là phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Sự tác động của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường chưa hiệu quả đặc biệt là sự giáo dục của gia đình. Chính vì vậy đây là giải pháp rất hữu hiệu, góp phần to lớn trong quá trình giáo dục và việc phát triển nhân cách cho học sinh.
3.3.5.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh gồm có:
- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ các thành viên trong nhà trường, tạo sự thống nhất từ mục đích đến nội dung phương pháp thực hiện, phân công rõ vai trò của từng cá nhân, tập thể.
- Tăng cường phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng của giáo dục và xã hội trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh.
3.3.5.3. Quy trình thực hiện
Sau khi quán triệt mục tiêu, nội dung, phương pháp quản lý giáo dục đạo đức, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, từng tập thể:
- Hiệu trưởng:
+ Trưởng ban thi đua chịu trách nhiệm chính, tiếp thu các văn bản, hướng dẫn của cấp trên để xây dựng kế hoạch thực hiện.
+ Chỉ đạo chung mọi hoạt động nhằm khai thác hiệu quả GDĐĐ.
+ Tổ chức phối hợp với các lực lượng giáo dục, thực hiện giáo dục các mặt của nhà trường nói chung, hoạt động GDĐĐ nói riêng.
- Phó Hiệu trưởng: Phụ trách trực tiếp quản lý hoạt động GDĐĐ, theo
dõi giám sát kết quả quản lý giáo dục đạo đức, cố vấn cho Hội cha mẹ học sinh, liên hệ với các lực lượng tham gia ngoài trường học để phối hợp.
- Chủ tịch công đoàn: Phó ban thi đua chịu trách nhiệm chính trong cuộc vận động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” chăm lo đời sống cán bộ giáo viên công nhân viên, phát huy vai trò gương mẫu về đạo đức, xây dựng nếp sống sư phạm lành mạnh.
- Bí thư Đoàn thanh niên:
+ Quản lý trực tiếp phong trào thi đua của học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh.
- Giáo viên chủ nhiệm:
+ Chịu trách nhiệm trước Ban giám hiệu, Hội đồng giáo dục của nhà trường về chất lượng đào tạo học sinh. Họ là một nhà quản lý giáo dục, họ không chỉ quản lý hành chính như: Tên tuổi, gia cảnh, trình độ mà còn phải dự báo được xu hướng phát triển nhân cách của học sinh trong lớp từ đó có phương hướng tổ chức giáo dục, dạy học cho phù hợp với điều kiện, khả năng của mỗi học sinh. Có nhiệm vụ nắm bắt tình cảm, hành vi, thói quen đạo đức, sức khoẻ cho học sinh.
+ Tổ chức tập thể lớp họ thành lực lượng giáo dục, họ đóng vai trò cố vấn, huấn luyện, bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể lớp với gia đình và các tổ chức xã hội.
- Giáo viên bộ môn: Trong quá trình giảng dạy phải gắn liền với việc giáo dục ý thức đạo đức, hình thành nhân cách phát triển tình cảm cho học sinh. Mỗi thầy cô giáo phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Họ phải có lòng đam mê nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm cao, có uy tín và trình độ tay nghề cao.
b) Sự phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường
Các lực lượng giáo dục ngoài trường học gồm có: Gia đình học sinh, Hội phụ huynh học sinh, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, mặt trận Tổ quốc, công an, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên địa phương, Hội cựu chiến binh, cơ quan văn hoá, các xí nghiệp,…
+ Gia đình là môi trường sống, môi trường giáo dục các em suốt đời bằng tình thương yêu của những người ruột thịt, bằng sự gương mẫu của cha mẹ. Vì vậy gia đình chính là môi trường giáo dục thuận lợi đối với các em, ông cha có câu: “Nhà giột từ nóc giột xuống” hay “Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh” muốn nói sự ảnh hưởng sâu sắc của gia đình tới nhân cách của con trẻ chính vì vậy sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức; gia đình có trách nhiệm cộng tác với nhà trường (thông qua giáo viên chủ nhiệm) để giáo dục con em họ; Gia đình cần tạo điều kiện tốt về vật chất, tinh thần và thời gian cho các em học tập, hoạt động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động xã hội khác.
+ Đối với Nhà trường để phối hợp tốt với phụ huynh học sinh thì triệu tập họp phụ huynh theo định kỳ (3 lần/ năm) với nội dung: Đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, nêu rõ sự tiến bộ hoặc khó khăn của từng em, xác định nhiệm vụ, nội dung, phương pháp thống nhất giáo dục giữa nhà
trường với gia đình và bàn bạc các biện pháp giáo dục; có thể dùng phiếu liên lạc để thông tin kết quả học tập, rèn luyện của học sinh với gia đình và ý kiến phản hồi tới nhà trường. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ tổng kết các thông tin trong sổ có phải của gia đình hay không. Với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thường phải gặp trực tiếp riêng để trao đổi với phụ huynh các em.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh
Đây là tổ chức tự nguyện do phụ huynh học sinh bầu ra. Hội phụ huynh học sinh là cầu nối giữa nhà trường với gia đình đại diện mang tiếng nói của phụ huynh tới nhà trường và ngược lại. Hội phụ huynh học sinh nắm được mọi kế hoạch của nhà trường thông báo các khoản thu góp trong năm.
Hội còn có nhiệm vụ tham mưu trong việc xếp loại đánh giá học sinh, lập kế hoạch hỗ trợ cơ sở vật chất, hướng nghiệp, khen thưởng, kỷ luật.
- Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, công an địa phương: + Nhà trường tham mưu cho cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương để họ có sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo đường lối tạo hành lang pháp lý, tạo cơ sở vật chất cho nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Từ đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền đề ra những mục tiêu phát triển giáo dục của địa phương mang tầm chiến lược và những giải pháp để thực hiện những mục tiêu đó. Đặc biệt nhà trường tham mưu để để họ thật sự làm theo nghị quyết TW Đảng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
+ Nhà trường tổ chức các buổi ký cam kết xây dựng nề nếp kỷ cương, cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội với công an, chính quyền địa phương.
+ Kết hợp với công an tổ chức tuyên truyền về pháp luật, an toàn giao thông, phòng chống các TNXN, HIV. Phối hợp thực hiện tốt các cam kết đó và cùng ngăn chặn những hành vi xấu của các em.
- Tổ chức phối hợp với các tổ chức quần chúng ở địa bàn dân cư làm tốt công tác giáo dục đạo đức.
- Cộng đồng dân cư là nơi học sinh đang sống học tập lao động vui chơi. Đó là: Xóm làng, xã phường, cộng đồng là nơi gắn bó, nơi các em chịu ảnh hưởng nhiều nhất các mối quan hệ khăng khít. Chính vì vậy cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý giáo dục các em. Phối hợp với cộng đồng để thống nhất mục tiêu phương pháp giáo dục nhằm tạo dư luận ở địa phương, khuyến khích việc làm tốt ngăn chặn hành vi chưa tốt, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục truyền thống địa phương, giáo dục văn hoá lịch sử dân tộc thông qua các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán. Ngược lại nhà trường có trách nhiệm giáo dục các em góp phần bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ trị an, trật tự xã hội. Để thực hiện mục đích trên nhà trường chủ động mời các tổ chức trên tham mưu, cố vấn, tham gia các hoạt động ngoại khoá. Ví dụ: mời Hội cựu chiến binh nói chuyện truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam vào dịp 22/12.
- Kết hợp chặt chẽ với mặt trận Tổ quốc để làm tốt công tác khuyến học, hoà giải, giáo dục học sinh cá biệt, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.
Hội phụ nữ là hội của các bà mẹ rất gần gũi với các em. Hội sẽ giúp nhà trường bằng cách nuôi con khoẻ dạy con ngoan, giáo dục giới tính, giáo dục truyền thống: Năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang cho học sinh nữ.