Quy trình quản lý hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 25)

1) Kế hoạch hoá hoạt động giáo dục đạo đức

Hoạt động kế hoạch hoá là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý chung của cơ sở. Bản kế hoạch GDĐĐ phải có nội dung thể hiện rõ về mục tiêu, các tiêu chí đánh giá mục tiêu, dự kiến được nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), thời gian, các biện pháp thực hiện mục tiêu. Như vậy khi lập kế hoạch người quản lý cần chú ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu giáo dục. - Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.

- Thành lập ban chỉ đạo để theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

Căn cứ vào những chú ý vừa nêu trên người thủ trưởng cần phải xây dựng kế hoạch quản lý trong quá trình GDĐĐ, nó bao gồm các loại kế hoạch sau:

- Kế hoạch hoạt động theo chủ điểm - Kể hoạch động theo chương trình

Nối tóm lại các kế hoạch phải đảm bảo tính vừa phải, tính bao quát, tính cụ thể, tính khả thi.

2) Tổ chức hoạt động GDĐĐ .

Trên cơ sở văn bản kế hoạch đã có, người quản lý thực hiện các cộng việc cụ thể và thiết lập bộ máy quản lý, lựa chọn nhân sự, xác định nhiệm vụ và chức năng, thiết lập các mối quan hệ trong mọi hoạt động. Đồng thời có các quyết định giao việc cho các bộ phận và cá nhân thực hiện các nội dung của của kế hoạch. Cụ thể:

- Thành lập ban chỉ đạo về GDĐĐ.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Nhiệm vụ chung chung của ban chỉ đạo gồm:

+ Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình đó. + Tổ chức tốt các các hoạt động động theo quy mô lớn, phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc GDĐĐ cho học sinh.

+ Giúp chủ nhiệm lớp, chi đoàn tiến hành hoạt động.

+ Xây dựng, củng cố đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thành một lực lượng lòng cốt.

3) Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ

Trên cơ sở văn bản kế hoạch và công tác tổ chức đã có, thực hiện việc hướng dẫn cộng việc, theo dõi, giám sát, động viên và uốn nắn kịp thời các hoạt động của từng cá nhân và mỗi bộ phận thực hiện kế hoạch GDĐĐ đã có. Cụ thể cần chỉ đạo:

- Hoạt động GDĐĐ thông qua các môn học ở trường giúp cho người học hiểu biết về các phạm trù đạo đức: Hạnh phúc, lương tâm, tiền đồ, nghĩa vụ, trách nhiệm nắm được các mức hành vi trong ứng xử, trong các quan hệ, từ đó có hành động đúng.

- Hoạt động GDĐĐ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp đó là các hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động xã hội – chính trị, hoạt động thể dục thể thao nhằm giáo dục cho học sinh những tri thức khoa học thực tế, những

chuẩn mực đạo đức, kĩ năng giao tiếp nhằm xây dựng và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

4) Kiểm tra và đánh giá hoạt động GDĐĐ

Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm giúp ta đánh giá được những gì còn tồn tại, những cái mới trong cái quen thuộc, những vấn đề mà thực tế đặt ra cần được giải quyết. Việc kiểm tra giúp người quản lý nắm vững tình hình, kịp thời uốn nắn những sai sót, khen thưởng và kỉ luật một cách khách quan, thu nhập những thông tin để điều chỉnh những động tác quản lý, kiểm nghiệm các quyết định. Để kiểm tra đánh giá một cách khách quan, chính xác cần phải có chuẩn. Vì vậy cần coi trọng việc xây dựng các chuẩn để kiểm tra đánh giá. Từ đó xây dựng các công cụ đánh giá phù hợp, các thủ tục quy trình đánh giá hợp lý hiệu quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w