học sinh THPT trong giai đoạn hiện nay
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho học sinh và các lực lượng giáo dục thấy được cần phải tổ chức cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức cho học sinh các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức là hệ thống chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.
Những chuẩn mực đạo đức đều chi phối và quyết định hành vi, cử chỉ của cá nhân, chỉ bảo con người việc gì nên làm, việc gì nên tránh trước một hiện tượng cá nhân hay xã hội nên bày tỏ thái độ này hay thái độ khác.
Nói chung những chuẩn mực đạo đức bao giờ cũng thể hiện qua quan niệm về cái thiện và cái ác. Những chuẩn mực đạo đức được thay đổi tuỳ theo hình thái kinh tế xã hội và chế độ chính trị khác nhau, nhưng cũng có những vấn đề đạo đức giống nhau như: Lòng nhân ái, lương tâm, tính tự trọng, khiêm tốn, lễ độ….
3.3.2.2. Nội dung của biện pháp
Hệ thống chuẩn mực đạo đức (hệ thống quan niệm đạo đức) chỉ có thể tồn tại dưới hành vi đạo đức sinh động của những nhân cách cụ thể đang được vận hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống quan niệm đạo đức ấy. Hành vi đạo đức là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. Chúng thường được biểu hiện trong cách đối nhân xử thế, trong lối sống, trong phong cách, trong lời ăn tiếng nói…
Nội dung của biện pháp này chủ yếu trong quá trình giáo dục như hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khoá, giáo dục nếp sống thanh lịch văn minh… tập trung chỉ đạo việc cụ thể hoá các hành vi đạo đức của học sinh trong giai đoạn hiện nay và nó được thể hiện cụ thể là nội quy, nhiệm vụ của học sinh trong các trường THPT và ngoài xã hội.
3.3.2.3. Quy trình thực hiện
Trong quá trình thực hiện cần làm cho mọi người thấy được chuẩn mực đạo đức là yêu cầu do con người đưa ra cho mình trong quan hệ với người khác và với xã hội. Yêu cầu của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh, chúng ta phải làm cho các hành vi đạo đức của thế hệ trẻ phù hợp với đạo đức của xã hội XHCN Việt Nam và kế thừa những nét tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc, ngày càng thoát khỏi những tàn dư đạo đức của các chế độ xã hội cũ đã lỗi thời.
Để đánh giá con người có đạo đức hay không, ta căn cứ vào hành vi của người đó. Giá trị đạo đức của hành vi được xét theo các tiêu chuẩn sau:
- Tính tự giác của hành vi: Khi xét một hành vi để xem nó là hành vi
đạo đức hay phi đạo đức là phải xét đến tính tự giác của chủ thể hành vi, tính tự giác của hành vi thể hiện ở chỗ có hiểu biết, có thái độ, có ý chí đạo đức, nói cách khác có ý thức đạo đức của cá nhân.
- Tính có ích của hành vi: Tính có ích của hành vi phụ thuộc vào thế
của chúng ta, một hành vi được coi là có đạo đức hay không, tuỳ thuộc ở chỗ nó có thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc đổi mới, trong công cuộc xây dựng xã hội XHCN hay không.
- Tính không vụ lợi của hành vi:
Hành vi đạo đức phải là hành động có mục đích vì người khác, vì xã hội “mình vì mọi người”. Người có hành vi đạo đức trong tính toán của mình không bao giờ lấy lợi ích cá nhân là trung tâm.
Quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức của học sinh là một quá trình phức tạp, mỗi phẩm chất đạo đức của học sinh là kết quả tác động của rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan và chúng có mối liên hệ khăng khít với nhau. Như vậy giáo dục đạo đức thực chất là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh, là tạo ra một cách đồng bộ những vấn đề mà mọi thành viên trong lực lượng giáo dục thấy được là:
+ Tổ chức giáo dục của các trường THPT có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Không khí đạo đức của tập thể là môi trường phát sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức.
+ Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chức giáo dục gia đình có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
+ Sự tu dưỡng là yếu tố quyết định trực tiếp trình độ đạo đức của mỗi học sinh.