Những mặt mạnh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 57)

- Nhìn chung, cơ bản học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà đã có nhận thức về các chuẩn mực đạo đức. Phần lớn các em đã có sự cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện và có những biểu hiện về đạo đức lối sống lành mạnh, ham học hỏi, có nhiều hoài bão ước mơ. Nhiều em rèn luyện để hoàn thiện phẩm chất nhân cách, coi trọng những giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, cố gắng không bị cám dỗ trước những tệ nạn tiêu cực của xã hội, giữ được nề nếp, kỷ cương trong nhà trường cũng như trong sinh hoạt.

- Hội đồng sư phạm các nhà trường bước đầu đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của công tác GDĐĐ cho học sinh trong quá trình giáo dục toàn diện nên đã có một số biện pháp quản lý GDĐĐ cho học sinh. Do đó từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều nâng cao vai trò, vị trí đã được đảm nhận với tính tiên phong gương mẫu. Từ đó giúp học sinh nhận thức rõ hơn các chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Các nhà trường ngay từ đầu năm học đã triển khai quán triệt các văn bản hướng dẫn của cấp trên tới học sinh. Thông qua các bài học nội quy; Điều lệ trường trung học; truyền thống nhà trường; các cuộc vận động; kiến thức về

an toàn giao thông, bảo vệ môi trường; giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh,… từ đó giúp các em hình thành nên các chuẩn mực đạo đức. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức, hầu hết các nhà trường đã xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh và triển khai trong hội đồng sư phạm nhà trường. Tuy mức độ mỗi trường có khác nhau, song về cơ bản đã có được kế hoạch để từ đó GVCN, các tổ chức đoàn thể căn cứ vào kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết về nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w