Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 53)

động GDĐĐ

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh là công việc cần thiết đối với các nhà quản lý, song việc chỉ đạo thực hiện để đạt được kết quả lại càng quan trọng hơn. Nếu xây dựng kế hoạch tốt song chưa chú ý tổ chức việc triển khai chỉ đạo tốt thì kế hoạch sẽ không đạt được các yêu cầu đặt ra.

Để tìm hiểu việc chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến CBQL, giáo viên và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thông qua câu hỏi: “Xin đồng

chí vui lòng cho biết các kế hoạch GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường được tổ chức triển khai như thế nào?”. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9 dưới

Bảng 2.9 : Đánh giá chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ

STT Chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ Mức độ (%)

Rất tốt Tốt Chưa tốt 1 Hướng dẫn công việc thực hiện kế hoạch

GDĐĐ cho học sinh 11,4 36,5 52,1

2 Giám sát mọi công việc thực hiện kế

hoạch GDĐĐ 18,3 26,7 55,0

3 Uốn nắn các sai lệch trong việc thực hiện

kế hoạch GDĐĐ cho học sinh 12,4 24,8 62,8 4 Động viên khuyến khích mọi tổ chức, cá

nhân hoàn thành nhiệm vụ GDĐĐ 9,9 15,4 74,7 Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy, số ý kiến cho rằng các kế hoạch đó triển khai đạt mức độ rất tốt chỉ 13%; tốt khoảng 25%, số ý kiến còn lại khoảng 62% cho rằng việc triển khai các kế hoạch GDĐĐ cho học sinh là chưa tốt, chưa đồng bộ, chưa thường xuyên liên tục. Việc đánh giá về chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho học sinh chưa tốt, chưa đồng bộ thể hiện ở một số hoạt động như việc triển khai kế hoạch ở các tổ chức đoàn thể chưa đồng bộ; việc giám sát mọi công việc để uốn nắn các sai lệch trong việc thực hiện kế hoạch thiếu kịp thời nên thiếu sự động viên khuyến khích các tập thể, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời qua thực tế ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, việc triển khai kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ chủ yếu bằng văn bản. Đôi khi văn bản được triển khai bằng việc phổ biến thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp liên tịch, họp giáo viên chủ nhiệm…

Các ý kiến trên phù hợp với nhận định về kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà đó là: Việc triển khai hoạt động GDĐĐ cho học sinh còn đạt ở mức độ thấp, chưa thường xuyên liên tục và thực hiện chưa đồng bộ vì vẫn còn những khó khăn nhất định về nhân lực và nguồn lực.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 53)