Biện pháp chung trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 27)

sinh THPT

Biện phát quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT được đề ra không những phù hợp với lý luận mà còn sát hợp với thực tiễn. Tuy nhiên cũng có những biện pháp chung nhất của các nhà quản lý mà chúng tôi nêu dưới đây:

- Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho mọi người mà lực lượng trước nhất là những cán bộ, đảng viên, đội ngũ quản lý giáo dục của toàn xã hội . Tất nhiên không nên coi GDĐĐ là việc riêng của nhà trường hay một tổ chức nào mà đối tượng của nó không chỉ là học sinh mà là mọi người, mọi đối tượng xã hội. Thống nhất nhận thức về hệ thống giá trị đạo đức, về trách nhiệm giáo dục và tham gia vào giáo dục là điều kiện đầu tiên tạo ra hệ thống trong hành động của toàn xã hội. Để thực hiên biện pháp này cần có những hoạt động tuyên truyền, phổ biến hoặc tập huấn về công tác GDĐĐ cho học sinh với mọi lực lượng tham gia giáo dục của nhà trường.

- Xây dựng chuẩn mực đạo đức của học sinh. Đây là công việc rất khó khăn và vô cùng phức tạp. Muốn có được chuẩn mực đạo đức cho học sinh, cần phải thu hút được nhiều lực lượng xã hội, nhận biết được những đặc trưng về truyền thống, bản sắc văn hoá khác trong xã hội hội nhập, những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của công dân trên các bình diện cá nhân, tổ chức,

cộng đồng quốc gia và cả trên bình diện quốc tế. Cụ thể là phải phân định rõ những hành vi nào của học sinh thuộc về phạm trù đạo đức, không phải (nói cách khác là mất đạo đức). Trên thực tế, nếu không có được các chuẩn mực đó một cách chính xác phù hợp với các giáo dục đạo đức xã hội nói chung (cái mà mọi người thừa nhận) thì hoạt động giáo dục đạo đức không có định hướng về mục tiêu và không thể tiến hành có chất lượng.

- Chỉ đạo các lực lượng tham gia giáo dục thực hiện các biện pháp giáo dục đạo đức (đã nêu tại mục trên) để thực hiện có chất lượng mục tiêu, nội dung, các phương pháp, các hình thức và cách đánh giá kết quả giáo dục đạo đức.

- Ngoài ra trong quản lý giáo dục đạo đức, nhà quản lý còn sử dụng một số biện pháp quản lý khác nhau như nâng cao phẩm chất năng lực của người trực tiếp quản lý hoạt động GDĐĐ. Thống nhất mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường, gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w