Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Không có biện pháp nào vạn năng. Mỗi biện pháp có ưu thế riêng nhưng lại có nhược điểm
riêng. Chính vì vậy chúng ta nên dùng nhiều biện pháp để phối hợp giải quyết một nhiệm vụ. Phải tuỳ theo công việc, con người, hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn các biện pháp thích hợp.
Qua thực tiễn các trường ở huyện Ứng Hoà, các biện pháp trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất. Mỗi biện pháp khi đứng riêng lẻ thì nó ít có giá trị nhưng khi có sự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Trong các biện pháp nêu trên: Biện pháp "Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về hoạt động GDĐĐ" có ý nghĩa tiên quyết vì nếu có nhận thức đúng mới có hành động đúng, nhận thức chi phối mọi hoạt động. Biện pháp "Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh" là biện pháp trọng tâm vì nó quyết định chất lượng giáo dục đào tạo. Người ta nói phương pháp nào nội dung ấy. Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức nó còn bao hàm cả đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, sự đổi mới phương pháp có hiệu quả nó sẽ đưa giá trị giáo dục lên một chất lượng mới. Ví dụ, trước đây phương pháp giáo dục: Thầy là trung tâm, trò thụ động tiếp thu, trò chỉ nắm bắt được tri thức mà không sáng tạo, phát triển được tri thức đó. Nhưng với phương pháp giáo dục mới: Trò làm trung tâm thì hướng học trò tự tìm ra chân lý khoa học. Các em không những nắm bắt được nó mà còn rất sáng tạo, rất thích ứng với những biến động của môi trường. Bằng chứng, ngày nay có rất nhiều em nhỏ đã viết được những chương trình phần mềm có giá trị ứng dụng cao. Phương pháp mới chủ yếu trang bị cho các em cách học, cách tự chiếm lĩnh tri thức. Biện pháp: “Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” có ý nghĩa bao hàm các biện pháp: Giáo dục tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục nhận thức. Biện pháp này mang tính toàn diện bởi vì đích của biện pháp là xã hội hóa giáo dục, phát huy được sức mạnh tổng hợp cho giáo dục, giải quyết được mâu thuẫn bức xúc nhất trong quản lý giáo dục. Biện pháp: “Nâng cao năng lực quản lý GDĐĐ cho cán bộ quản lý” mang ý nghĩa then chốt, bởi vì “Cán bộ nào, phong trào ấy”, ở đâu có
cán bộ giỏi ở đó có thành công. Cán bộ như cái gốc của mọi công việc. Cán bộ giỏi mới có thể chỉ đạo tốt, thực hiện tốt các giải pháp trên. Nếu người thực thi công việc không giỏi thì sản phẩm của họ cũng chỉ méo mó, không đạt hiệu quả cao.
Mối quan hệ giữa các biện pháp được thể hiện trong sơ đồ 3.1 dưới đây.
Quản lý GDĐĐ
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp