KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 96)

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận tổng quát sau đây:

1.1. Trong quá trình GDĐĐ việc hình thành những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực và yêu cầu xã hội là cốt lõi và cơ bản. Đạo đức, đặc biệt là đạo đức cách mạng: “Không phải từ trên trời rơi xuống”. Nó được hình thành trong quá trình giáo dục và tự GDĐĐ. Có thể khẳng định GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng của giáo dục trong nhà trường XHCN. Vì vậy quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường THPT.

1.2. Qua kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy: Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, nhình chung được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Điều đó được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Chính phủ, các cơ quan, các Bộ liên quan. Trong các nhà trường, công tác này đã được sự quan tâm đặc biệt của chi bộ, chính quyền, các đoàn thể. Các cán bộ quản lý, giáo viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho học sinh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng tôi thấy công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà vẫn còn những bất cập, hạn chế:

- Ý thức trách nhiệm của một số ít giáo viên vẫn chưa cao, chưa thật sự tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác GDĐĐ.

- Nội dung giáo dục còn chậm đổi mới, hình thức nghèo nàn, thiếu sự hấp dẫn.

- Sự phối kết hợp giáo dục chưa chặt chẽ, chưa thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Việc kiểm tra đôn đốc chưa thường xuyên, công tác thi đua khen thưởng chưa đổi mới, chưa phát huy phương pháp “Kích cầu” nhằm động viên khuyến khích mọi người tham gia.

1.3. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cơ bản cho học sinh ở các trường THPT:

- Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục GDĐĐ cho học sinh. - Tổ chức cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức cho học sinh các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

- Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh. - Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho học sinh.

- Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Những biện pháp trên đã được trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm GDĐĐ và họ cho rằng các biện pháp trên là cần thiết và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w