Sự phối hợp hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 30)

- Hoạt động dạy học: Dạy học là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng giúp cho học sinh lĩnh hội hệ thống tri thức, kĩ năng. Bởi vì, hoạt động dạy học được tiến hành một cách có mục đích, có hệ thống, có tổ chức và kế hoạch với các phương pháp dạy học do các nhà sư phạm tiến hành. Hoạt động dạy học còn là con đường quan trọng nhất giúp cho học sinh phát triển một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ nói chung và đặc biệt là tư duy sáng tạo, hình thành thế giới quan khoa học; nhân sinh quan cách mạng và những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam XHCN. Hoạt động quản lý giáo dục đạo đức thông qua con đường dạy học thực chất là họat động quản lý mục tiêu dạy học, nội dung chương trình dạy học, phương pháp và hình thức dạy học cũng như quản lý họat động kiểm tra đánh giá kết quả họat động dạy học.

- Hoạt động học tập: Học tập mang tính cấp thiết đối với học sinh, bởi các em hiểu rằng điều kiện cần thiết để tạo nên cuộc sống tương lai là vốn tri thức, là kỹ năng độc lập trau dồi vốn hiểu biết, kỹ năng tự học tự học mà các em thu được trong quá trình học tập. Các em có sự lựa chọn và thái độ học tập

với các môn học gắn liền với việc chọn nghề sau này. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em thái độ học tập chưa cao, chưa hiểu được sự cần thiết của môn học nên các em để lãng phí nhiều thời gian. Nhưng nhìn chung thì chúng ta phải thừa nhận phần lớn các em đều chăm chỉ chịu khó học tập và đã khẳng định được năng lực học tập của mình qua các kỳ thi đạt thành tích cao.

- Hoạt động lao động: Lao động gắn liền với học tập đó là một trong những nguyên lý giáo dục của chúng ta hiện nay. Hoạt động lao động có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách học sinh. Hoạt động lao động cuả các em là lao động công ích ở nhà trường, lao động sản xuất giúp đỡ gia đình. Lao động của các em không những góp phần tạo ra của cải vật chất cho gia đình mà còn hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: Tinh thần tập thể, lòng yêu lao động, óc sáng tạo, tính kỷ luật, tính kiên trì. Khi tham gia lao động sẽ bồi dưỡng được tình cảm yêu lao động và tôn trọng người lao động, tình nguyện lao động giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, lao động công ích. Qua các hoạt động đó các em sẽ thu được những kinh nghiệm đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

- Các hoạt động tập thể - hoạt động ngoài giờ: Đây là những hoạt động rất quan trọng và cần thiết, nó giúp các em nắm bắt được kỹ năng hoạt động, phương pháp tổ chức, trách nhiệm của mình đối với cộng đồng xã hội. Các hoạt động tập thể được tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ các phong trào thi đua của lớp, của Đoàn thanh niên như hoạt động VHVN, TDTT, hoạt động từ thiện, đề ơn đáp nghĩa, các sân chơi câu lậc bộ... Thông qua các hoạt động tập thể còn tuyên truyền cho các em quan điểm chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm như phòng chống tệ nạn xã hội, phát triển dân số, tài nguyên và môi trường... Từ đó các em hiểu sâu thêm vốn tri thức lý luận đã được học đem kiểm nghiệm và thực tiễn. Đây là sản phẩm biểu hiện sự trưởng thành về mặt xã hội của các em và cũng là động cơ để các em tự khẳng định và hoàn thiện nhân cách.

Quản lý hoạt động

GDĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 30)