Từ thực tiễn hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể trong các nhà trường THPT. Đó là các hoạt động đòi hỏi cần có sự chỉ đạo, quản lý bằng những phương pháp khoa học, vận dụng linh hoạt nhằm phát huy tối đa tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các thành viên trong nhà trường vào công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh. Hiệu quả đó phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục - Hiệu trưởng nhà trường. Bởi hiệu trưởng là người quyết định, tạo hành lang pháp chế và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của cơ sở mình. Bên cạnh đó lực lượng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động GDĐĐ cho học sinh là người cán bộ Đoàn, giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và giáo viên bộ môn. Họ là những người trực tiếp giảng dạy, theo dõi, dìu dắt, gần gũi với học sinh nên hiểu được mọi diễn biến tâm lý cũng như những biểu hiện hành vi đạo đức của các em. Chính vì vậy, chất lượng và hiệu quả GD & ĐT trong mỗi cơ sở giáo dục còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý và giáo viên.
Tóm lại, hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT là hệ quả của ba môi trường giáo dục được khái quát theo sơ đồ 1.1 dưới đây.
Sơ đồ 1.1: Mô hình quản lý hoạt động GDĐĐ
Giáo dục ngoài xã hội Giáo dục trong gia đình Giáo dục trong nhà trường
Tiểu kết Chương I
Từ những cơ sở lý luận trên có thể khẳng định rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Đạo đức chỉ được hình thành thông qua con đường giáo dục, đó là sự kết hợp hài hoà giữ ba môi trường giáo dục: Gia đình - nhà trường - xã hội. Trong nhà trường XHCN hoạt động GDĐĐ cho học sinh là một bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng. Mục tiêu của GDĐĐ là hình thành những phẩm chất đạo đức cho học sinh trên cơ sở có nhận thức tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức mới XHCN. Nội dung của GDĐĐ là góp phần hướng tới sự phát triển con người toàn diện, phát triển nhân cách của từng học sinh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Chất lượng GDĐĐ phụ thuộc nhiều nào nhân tố khách quan và chủ quan của công tác giáo dục, trong đó quản lý là then chốt vì nó liên kết tất cả các thành tố theo một mục tiêu nhất định. Quản lý hoạt động GDĐĐ thông qua các mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý; trong đó chủ thể quản lý phải thực hiện các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá; phải sử dụng nhiều phương pháp quản lý nhằm thực hiện tốt các nội dung quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý là hình thành cho các em những phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực xã hội.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều trực tiếp hay gián tiếp liên quan và phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường. Muốn chất lượng GDĐĐ cho học sinh ngày càng cao, cần phải có sự đánh giá đúng đắn khoa học về thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ trong các nhà trường. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ trong các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội sẽ được chúng tôi trình bày tại chương 2 dưới đây.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC