Biện pháp 6: Nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý trong các nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 87)

cán bộ quản lý trong các nhà trường.

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, uy tín quản lý.

Trong nhà trường THPT cán bộ quản lý bao gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng phó ban ngành đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên chủ nhiệm.

Để công tác quản lý trong nhà trường đạt hiệu quả, một điều vô cùng quan trọng không thể không nhắc tới đó chính là năng lực của cán bộ quản lý. Năng lực quản lý chính là khả năng thực hiện và mức độ hiệu quả của hoạt động quản lý khi họ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong tổ chức.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp

- Nêu cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cán bộ quản lý.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý. Tập trung nâng cao năng lực, chủ yếu là khả năng lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch quản lý.

- Đưa ra và sử dụng các biện pháp quản lý có hiệu quả.

- Có khả năng tổ chức, phát huy có hiệu quả cao các nguồn lực ở đơn vị.

3.3.6.3. Quy trình thực hiện

- Tổ chức đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ở đơn vị mình. Trước hết phải xây dựng tiêu chí đánh giá dựa trên yêu cầu định hướng chiến lược giáo dục.

- Lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý dựa trên năng lực và những chuẩn mực sau:

+ Cán bộ quản lý xứng đáng đại diện cho chính quyền nắm vững khả năng thực thi các quy chế giáo dục đào tạo.

+ Đảm đương nhiệm vụ, củng cố. phát triển và điều hành tổ chức nhân lực thực hiện nhiệm vụ chính trị.

+ Cán bộ quản lý tự chịu trách nhiệm trước nhà nước.

+ Cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ quản lý, lý luận chính trị do thành phố hoặc ngành tổ chức.

+ Giáo dục đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển giáo dục.

+ Sự tích luỹ và cập nhật các tri thức về các lĩnh vực nêu trên, cán bộ quản lý có đủ tiềm lực về:

- Kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất cần thiết để lãnh đạo và quản lý. Nhà trường thực hiện nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và định hướng XHCN.

- Phát huy tính dân chủ trong quản lý và đề cao tính tự chịu trách nhiệm cho các cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để giúp họ thực thi nhiệm vụ và quyền hạn.

- Tổ chức hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, gửi cán bộ quản lý đi đào tạo Cao học quản lý giáo dục.

- Bồi dưỡng cán bộ trẻ có năng lực đào tạo họ thành đội ngũ kế cận, cán bộ nguồn.

Trong hoạt động quản lý Hiệu trưởng là con chim đầu đàn, là người chỉ huy cao nhất, là ngưòi chịu trách nhiệm chính trước Đảng, nhà nước và nhân dân về chất lượng đào tạo ở đơn vị mình. Chúng ta có thể hình dung: Hoạt động trong nhà trường gắn liền với hoạt động các mối quan hệ ngang dọc, trên dưới. Như vậy người Hiệu trưởng với chức trách lãnh đạo, quản lý thường xuyên phải xử lý hàng loạt các mối quan hệ xã hội trong và ngoài nhà trường.

Trong quan hệ đồng nghiệp và học sinh, Hiệu trưởng phải tự biểu hiện mình bằng sự am hiểu công việc và tinh thông nghiệp vụ của mình. Người Hiệu trưởng với tư cách là nhà quản lý giáo dục, đứng đầu một tập thể sư phạm, với tư cách làm giáo viên bộ môn, là chủ tịch hội đồng chủ nhiệm. Chính vì vậy người Hiệu trưởng phải làm tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưõng để nâng cao năng lực phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ để có thể trao đổi, thảo luận mọi vấn đề trong lĩnh vực giảng dạy. Hiệu trưởng phải có trình độ kiến thức, phương pháp sư phạm cao, nhuần nhuyễn để có thể đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên trẻ mới vào nghề. Hiệu trưởng phải đi sâu đi sát, nắm bắt các thông tin trong các lớp học, trong đời sống của học sinh.

Giải pháp này thực chất là nói tới nhiều hoạt động của người Hiệu trưởng tới sự thể hiện trong thực tiễn, tính đa dạng, nhiều chiều và phức tạp trong lao động sư phạm của người Hiệu trưởng. Ngoài những năng lực phẩm chất, người Hiệu trưởng cần phải có tấm lòng nhân hậu, vị tha, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Người Hiệu trưởng cần có sự nhạy cảm quản lý, năng động, sáng tạo, tận tuỵ, biết lắng nghe ý kiến của tập thể nhưng đồng thời cũng phải có tính quyết đoán trong công việc. Như vậy để quản lý tốt, nhân cách của Hiệu trưởng phải toả sáng trong mỗi giáo viên, học sinh. Nhân cách đó sẽ đánh thức và làm phát triển những giá trị tốt đẹp trong mỗi con người tạo thành sức mạnh tập thể vượt qua mọi khó khăn đưa nhà trường đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

3.3.6.4. Điều kiện thực hiện

Thông qua giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý giáo dục, góp phần vào sự nghiệp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo trong chiến lược phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 87)