Thực trạng nội dung hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 44)

Để tìm hiểu nội dung GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Xin thầy cô và các em vui lòng cho biết

những phẩm chất nào đưới đây đã được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh?”. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5: Thống kê kết quả ý kiến về nội dung các phẩm chất đạo đức được nhà trường quan tâm giáo dục cho học sinh

STT Các phẩm chất Mức độ (%)

HS CB-GV Chung

1 Lòng yêu nước 55,3 70,0 62,65

2 Động cơ học tập đúng đắn 70,7 91,0 81,35

3 Tính tự lực, vượt khó trong học tập 75,0 79,8 77,40

4 Siêng năng, chăm chỉ 77,8 80,7 79,25

5 Ý thức tiết kiệm 79,1 87,6 82,85

6 Ý thức tổ chức kỷ luật 81,0 85,5 83,25

7 Tinh thần đoàn kết 64,1 78,4 71,25

8 Lòng hiếu thảo 79,3 80,5 79,90

9 Nhân ái, khoan dung 53,3 61,1 57,20

10 Thái độ quan tâm 64,7 80,4 72,50

11 Tinh thần tập thể 53,2 62,0 57,60 12 Tinh thần tự giác 67,0 78,7 72,85 13 Tính trung thực 79,4 80,0 79,70 14 Lối sống giản dị 71,7 64,5 68,10 15 Tính khiêm tốn, kiềm chế 73,5 82,4 77,95 16 Lòng tự trọng 77,0 70,6 73,80 17 Lòng trung thành 55,3 65,0 62,65 18 Lòng dũng cảm 73,7 75,8 74,75

19 Ý thức bảo vệ môi trường 71,0 82,0 76,50

20 Ý thức bảo vệ của công 79,0 81,0 80,00

Nhận xét:

Theo kết quả khảo sát thu được ở bảng trên, chúng tôi thấy những phẩm chất đạo đức được các lực lượng giáo dục và nhiều học sinh chú ý là ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập và sinh hoạt của học sinh chiếm tỷ lệ cao nhất 83,25%; ý thức tiết kiệm thời gian, tiền của xếp thứ 2 (82,85%); động cơ học tập đúng đắn xếp thứ 3 (81,35%). Trong 20 phẩm chất đạo đức được các nhà

trường quan tâm giáo dục phần lớn chú trọng về ý thức học tập, thực hiện nội quy nề nếp. Do đó chúng tôi xác định việc rèn luyện nề nếp cho học sinh trong học tập và sinh hoạt là mục tiêu hàng đầu của các nhà trường. Khi học sinh đã có nề nếp thì việc nâng cao chất lượng giáo dục là điều tất yếu.

Qua bảng khảo sát trên cũng cho thấy, học sinh ít quan tâm hơn đến những phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái, khoan dung, độ lượng. Có lẽ những phẩm chất này được hình thành ở mỗi con người xuất phát từ nhỏ và việc giáo dục cũng không đơn giản. Để tổ chức các hoạt động giáo dục có được các nội dung trên là tương đối phức tạp và đòi hỏi có thời gian lâu dài. Ngay trong từng phẩm chất đạo đức được nhà trường quan tâm giáo dục thì sự quan tâm của cán bộ giáo viên và học sinh cũng có mức độ khác nhau. Sự khác nhau đó không chỉ là mức độ quan tâm của nhà trường về việc giáo dục các phẩm chất đó mà còn do tâm lý, thái độ, sự chú ý của người thực hiện quá trình giáo dục (CBGV) và người tiếp nhận giáo dục (học sinh).

Như vậy, về cơ bản chúng ta thấy những phẩm chất đạo đức cần thiết để hình thành nhân cách học sinh đều được các nhà trường quan tâm giáo dục. Tuy nhiên, xét toàn diện vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn chênh lệch. Đa phần các phẩm chất đạo đức thiên về mặt học tập và rèn luyện thói quen trong sinh hoạt và trong nhà trường được quan tâm, còn các phẩm chất xã hội khác ít được quan tâm. Điều này nói lên việc quan tâm GDĐĐ cho học sinh diện rộng hơn là chưa toàn diện.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 44)