Nguyên nhân những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 58)

giáo dục đạo đức cho học sinh

Tìm hiểu nhận định chung của các đối tượng đã khảo sát là CBQL và giáo viên về nguyên nhân của những hạn chế trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà với câu hỏi: “Theo

đồng chí những nguyên nhân chủ yếu nào sau đây ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh”.

Kết quả thu được ở bảng 2.11 dưới đây.

Bảng 2.11 : Nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động quản lý GDĐĐ

CBQL GV Chung 1 Do nhận thức chưa đầy đủ của cán bộ,

giáo viên 64,0 76,0 70,0

2 Chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức

quản lý 62,0 58,0 60,0

3 Thiếu sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống 17,0 32,0 24,5 4 Thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên 49,0 43,0 46,0 5 Đội ngũ giáo GV, CNV còn thiếu, yếu 16,0 25,0 20,5 6 Đánh giá, khen thưởng chưa kịp thời 38,0 29,0 33,5

Nhận xét:

Bảng số liệu điều tra trên cho thấy, nguyên nhân hạn chế của công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, là do nhận thức chưa đầy đủ và đồng bộ về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ cho học sinh (70%); tiếp theo là chưa xây dựng được mạng lưới tổ chức quản lý hoạt động GDĐĐ (60%); sau đó là công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chưa thường xuyên dẫn đến việc uốn nắn, phê bình, nhắc nhở chưa kịp thời làm giảm hiệu quả; công tác khen thưởng chưa kịp thời nên chưa động viên khuyến khích được các thành viên tích cực tham gia vào hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

Như vậy, từ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, chúng tôi chia ra thành hai nhóm nguyên nhân chính sau:

* Nhóm nguyên nhân khách quan

Do sự chỉ đạo từ Ban giám hiệu nhà trường đến các bộ phận chưa được cụ thể, kịp thời. Các kế koạch hướng dẫn đôi khi còn mang tính chung chung; việc giải thích hướng dẫn để các bộ phận và cá nhân hiểu để thực hiện, theo dõi, đôn đốc, uốn nắn những sai sót chưa được thực hiện tốt dẫn đến các bộ phận hoạt động thiếu tính đồng bộ trong công tác triển khai; các văn bản hướng dẫn về công tác khen thưởng, kỷ luật học sinh chưa được bổ biến rõ. Tóm lại, biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các nhà trường THPT huyện Ứng Hoà có tính khả thi chưa cao.

* Nhóm nguyên nhân chủ quan

Đây là nhóm nguyên nhân chính dẫn đến việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh chưa đạt hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chủ quan đó là đội ngũ Ban giám hiệu các trường THPT huyện Ứng Hoà chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục (BGH 5 trường gồm 17 người, chỉ có 1 người trình độ thạc sỹ), thậm trí có trường BGH chưa thực sự đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công việc. Kế hoạch hoá hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các nhà trường chưa thực sự khoa học, chi tiết, nhiều kế hoạch chung chung, thậm trí có trường gần như giao phó cho Đoàn thanh niên. Vì vậy hiệu quả công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh chưa cao.

Một số giáo viên, công nhân viên chưa có nhận thức thầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho học sinh, họ coi đó là việc của nhà trường của Đoàn thanh niên nên chưa có biện pháp giáo dục. Mặt khác, đa phần giáo viên ở các trường THPT huyện Ứng Hoà tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá đạo đức học sinh chưa thật khách quan, khoa học. Do đó có những ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh.

Tiểu kết Chương 2

Công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định, bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề tồn tại không dễ dàng giải quyết. Đó là, những em có hoàn cảnh gia đình phức tạp, đặc biệt, điều kiện kinh tế khó khăn; sự tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi đạo đức của học sinh; kế hoạch hoá hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các nhà trường chưa thực sự khoa học, chi tiết, nhiều kế hoạch chung chung; một số cán bộ, giáo viên chưa có nhận thức thầy đủ; đa phần giáo viên tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, cách nhìn nhận vấn đề, đánh giá đạo đức học sinh chưa thật khách quan, khoa học. Đây là bài toán cần có lời giải đối với những người làm công tác giáo dục nói chung và cán bộ quản lý nói riêng.

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng chúng tôi đã chỉ ra các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ, đó chính là những nguyên nhân khách quan và đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân này nó phụ thuộc vào tinh thần, năng lực và phẩm chất của người cán bộ quản lý - Hiệu trưởng chưa có các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ khả thi.

Để khắc phục những mặt hạn chế của công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, cho thấy cần tìm ra các biện pháp có hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh. Những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT được chúng tôi trình bày tại chương 3 dưới dây.

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT THUỘC

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 58)