Biện pháp 4: Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 79)

cộng đồng, địa phương cho học sinh

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định: “Chúng ta tiếp thu tinh hoa của nhân loại, song phải luôn coi trọng giá trị

truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không tự đánh mất mình, trở thành bóng mờ hoặc bản sao chép của người khác” vì vậy cần phải: “Đặc biệt quan tâm giữ gìn nâng cao bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc”.

Chính vì vậy mà biện pháp này góp phần giáo dục đạo đức và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặt khác biện pháp này còn gián tiếp giúp các em nắm được giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam từ đó giáo dục lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, định hướng giáo dục tư tưởng tình cảm hành động con người Việt Nam, giúp các em mặc dù tiếp cận với những khoa học hiện đại nhưng vẫn giữ được bản sắc độc đáo của dân tộc mình. Chính từ những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc mà giúp các em vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong học tập, lao động rèn luyện sẵn sàng bảo vệ và xây dựng Tổ quốc với tình yêu quê hương đất nước thiết tha.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Giáo dục cho học sinh những giá trị đạo đức truyền thống: “Truyền thống” là những giá trị tinh thần của con người được hình thành trong hoạt động, quan hệ ứng xử và được truyền từ đời này sang đời khác, được mọi

người nhận thức, thừa nhận, tự giác thực hiện, tự điều chỉnh nhờ dư luận của xã hội.

Hệ thống đạo đức truyền thống cần giáo dục cho học sinh bao gồm: + Truyền thống yêu nước nồng nàn: Là sự biểu hiện tình cảm, ý chí, hành động của con người Việt Nam từ thế hệ này truyền sang thế hệ sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Truyền thống nhân nghĩa: Đây là đạo lý cao thượng của dân tộc ta đó là lòng nhân ái, sự giúp đỡ yêu thương giúp đỡ lẫn nhau… lòng vị tha cả với kẻ thù.

+ Truyền thống trong giáo dục như: Truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học, uống nước nhớ nguồn…

+ Làm cho mọi người nhận thấy sự cần thiết phải giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh, nhất là hiện nay khi mặt trái của cơ chế thị trường đang gây một số những hậu quả nghiêm trọng đó là lối sống thực dụng, quên mất quá khứ, không có niềm tin lý tưởng ở tương lai. Đó là sự suy thoái đạo đức, chạy đua với thị hiếu tầm thường, đó là sự tham nhũng…

+ Tổ chức triển khai kế hoạch, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá quan tâm duy trì và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống cho học sinh.

3.3.4.3. Quy trình thực hiện

Thời gian qua trong các trường THPT nội dung giáo dục mới chỉ đề cập đến các giá trị đạo đức truyền thống như: Tinh thần yêu nước, độc lập, tự chủ, đoàn kết nhân ái, tiết kiệm…

Còn các truyền thống tiêu biểu như: Lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, sự tôn sư trọng đạo, hiếu học, tình anh em, tình bạn bè, sự gắn bó với gia đình cộng đồng,…chưa được quan tâm đúng mức.

Chính vì vậy mà các nhà trường phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống để cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục đòi hỏi:

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch chỉ đạo tốt nhằm nâng cao nhận thức cho từng thành viên trong nhà trường.

- Đối với mỗi cán bộ giáo viên không những làm tốt công tác giảng dạy, trau dồi cho học sinh tri thức, kỹ năng, kỹ sảo về các lĩnh vực khoa học mà còn phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền:

+ Sử dụng sách báo với các nội dung về lịch sử, văn hoá truyền thống dân tộc… để giáo dục học sinh. Đặc biệt các tác phẩm đang gây tiếng vang lớn trong lòng bạn đọc trẻ tuổi như là “Sống mãi tuổi 20” của liệt sỹ Nguyễn Văn Thạc và “Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm”.

+ Tiến hành đồng thời với việc giáo dục truyền thống cần phải chú ý tới việc xây dựng dư luận cộng đồng. Thông qua dư luận có thể điều chỉnh các hành vi của học sinh.

- Đổi mới nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường nhằm giáo dục tri trức về các giá trị đạo đức truyền thống. Nó là khởi đầu xây dựng cho học sinh những thói quen tốt đối với các giá trị đạo đức truyền thống.

+ Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đặc biệt hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, dã ngoại, hội thảo nhằm giúp các em có dịp rèn luyện các hành vi tốt, phòng ngừa các hành vi xấu qua hoạt động thực tiễn đó.

+ Nghiên cứu khả năng lồng ghép nội dung giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống vào các môn học.

Tạo môi trường thuận lợi giúp cho việc tuyên truyền giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện

Việc tổ chức, triển khai thực hiện có kế hoạch chặt chẽ, phù hợp. Bộ máy quản lý hoạt động GDĐĐ của các trường THPT phải được vận hành thường xuyên, liên tục thành nếp. Kết quả hoạt động GDĐĐ cho học sinh phải đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 79)