Kết quả kiểm chứng mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 91)

pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh

Để kiểm chứng các biện pháp trên chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý, các giáo viên có kinh nghiệm GDĐĐ về các biện pháp đã được xây dựng.

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo

dục

Nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý Phối hợp với các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhàtrường Tổ chức cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của học sinh Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương Đổi mới phương pháp và hình thứctổ chứcGDĐĐ

Qua trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và một số giáo viên với phiếu hỏi: “Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính

khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ được nêu ra dưới đây”.

Kết quả thu được qua phiếu thăm dò được thể hiện qua bảng 3.2 dưới dây.

Bảng 3.2. Kết quả trưng cầu ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ

TT Các biện pháp Tính cần thiết (%) Tính khả thi (%) Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết Khả thi Ít khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về GDĐĐ cho học sinh.

100 0 0 97,0 3,0 0

2

Tổ chức cụ thể hoá các chuẩn mực đạo đức cho học sinh.

89,0 11,0 0 82,0 18,0 0

3

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh.

99,0 1,0 0 85,0 15,0 0

4

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho học sinh.

88,0 12,0 0 78,0 22,0 0

5

Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

93,0 7,0 0 89,0 11,0 0

6

Nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý trong các nhà trường.

96,0 4,0 0 84,0 16,0 0

- Về tính cần thiết: 100% số người được hỏi cho rằng biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh” là cần thiết; biện pháp “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh” 99% cho là cần thiết; 96% ý kiến cho rằng biện pháp “Nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý trong các nhà trường” là cần thiết; 93% tán thành biện pháp “Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” là cần thiết; biện pháp “Tổ chức cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của học sinh trong giai đoạn hiện nay” được tán thành với 89%; biện pháp “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng địa phương cho học sinh” được 88% cho là cần thiết.

- Về tính khả thi: 97% số người được hỏi cho rằng biện pháp “Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về giáo dục đạo đức cho học sinh là khả thi”; 89% cho rằng biện pháp “Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường” là khả thi; biện pháp “Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh” là 85% và biện pháp “Nâng cao năng lực quản lý giáo dục đạo đức cho cán bộ quản lý trong trường THPT” là 84% là có tính khả thi; chỉ có 82% số người được hỏi cho rằng biện pháp “Tổ chức cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay” và 78% cho rằng biện pháp “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng, địa phương cho học sinh” là có tính khả thi.

Rõ ràng trong công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh, việc tổ chức cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức của học sinh, cùng thực hiện việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cộng đồng để phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức thật sự là khó khăn và vất vả, nhưng lại rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GDĐĐ. Vì vậy, tỷ lệ người đánh giá tính khả thi của các biện pháp này là chưa cao cũng là một hiển nhiên. Đây cũng chính là điều các nhà quản lý giáo dục đầu tư công sức để giải quyết bài toán này.

Tỷ lệ người được hỏi đánh giá tính cần thiết của các biện pháp cao hơn tính khả thi của các biện pháp. Như vậy, việc triển khai các biện pháp trên là hoàn toàn cần thiết. Song để nâng cao tính khả thi của chúng cần cụ thể hóa hơn nữa cho phù hợp với điều kiện giáo dục của các nhà trường, đặc điểm của học sinh, khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

Tóm lại, từ kết quả kiểm chứng trên chúng tôi rút ra kết luận:

- Những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ sinh mà chúng tôi đề xuất đã được đa số CBQL, giáo viên tham gia trưng cầu ý kiến tán thành và cho rằng cần thiết và có thể thực hiện được.

- Việc thực hiện các biện pháp trên một cách có hệ thống và đồng bộ sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động GDĐĐ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ chúng tôi đề xuất không chỉ áp dụng cho các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, mà có thể áp dụng mở rộng cho các trường THPT trong cả nước.

Tiểu kết Chương 3

Trong chương này chúng tôi đã trình bày một số nguyên tắc xây dựng và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh các trường THPT thuộc huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội. Các biện pháp quản lý tăng cường GDĐĐ cho học sinh. Mỗi biện pháp đều được chúng tôi phân tích và nêu rõ mục tiêu, nội dung, quy trình và điều kiện thực hiện.

Các biện pháp được thiết kế nhằm tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia quá trình này, tác động vào tất cả các thành tố của quá trình GDĐĐ cho học sinh, nhờ đó sẽ tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong các nhà trường. Vì vậy, chúng tôi cho rằng các biện pháp phải thực hiện đầy đủ trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế tại huyện Ứng Hoà biện pháp "Nâng cao nhận thức cho các lực lượng giáo dục về hoạt động GDĐĐ" có ý nghĩa quan trọng hàng đầu vì nó làm thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, công nhân viên về GDĐĐ và quản lý hoạt động

GDĐĐ cho học sinh; tiếp đến là biện pháp “Nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDĐĐ cho cán bộ quản lý” mang ý nghĩa then chốt, bởi đây là điểm hạn chế của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các nhà trường.

Tóm lại, tất cả các biện pháp phải được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ sẽ nâng cao chất lượng GDĐĐ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.

Kết quả kiểm chứng cho thấy, các biện pháp của đề tài xây dựng là có tính cần thiết và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w