Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 49)

đánh giá cao là quản lý hoạt động GDĐĐ là góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (73,5%); Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của xã hội đến học sinh (72,5%); Phát triển thái độ, hành vi đạo đức của học sinh theo yêu cầu xã hội (69%).

Qua trao đổi với CBQL và một số giáo viên về nguyên nhân khách quan của việc GDĐĐ cho học sinh THPT, nhiều người cho rằng: Đa số các em sống trong môi trường gia đình làm nông nghiệp, do đó phần lớn phụ huynh học sinh phải lo kinh tế cho gia đình là chủ yếu, họ ít quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội. Thậm chí một số phụ huynh còn có nhiều hành vi không làm gương cho con cái, hoặc có tác động xấu đến việc hình thành nhân cách tốt cho con biểu hiện như: Không quan tâm tới con cái, hoặc có gia đình khá giả lại nuông chiều con, bênh con; gia đình bất hoà, bố mẹ nghiện ngập, cờ bạc… nên các em cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường đó, ý thức đó được hình thành trong quá trình phát triển cá thể.

Nguyên nhân chủ quan là tư tưởng cho rằng việc GDĐĐ cho học sinh chủ yếu là của GVCN, Đoàn thanh niên. Giáo viên bộ môn chỉ chú ý đến kiến thức mà không quan tâm đến GDĐĐ, vì vậy chưa tạo được sự thống nhất trong Hội đồng sư phạm, chưa tác động thường xuyên đến học sinh. Do đó công tác GDĐĐ cho học sinh THPT vẫn là vấn đề quan trọng trong các nhà trường.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức chohọc sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà

2.3.2.1. Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt độngGDĐĐ GDĐĐ

Để tìm hiểu về công tác xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT huyện Ứng Hoà, chúng tôi đã tìm hiểu qua

CBQL và giáo viên của năm trường THPT bằng câu hỏi: “Xin đồng chí vui

lòng cho biết kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ trong nhà trường được xây dựng như thế nào?”. Kết quả chúng tôi thu được thể hiện qua bảng 2.7 dưới

đây:

Bảng 2.7 : Đánh giá kế koạch hoá quản lý hoạt động GDĐĐ

STT Kế hoạch hoá hoạt động GDĐĐ Mức độ (%)

Rất tốt Tốt Chưa tốt 1 Thu thập số liệu để đánh giá thực trạng

đạo đức và quản lý GDĐĐ 15,5 23,5 61,0

2 Vạch ra mục tiêu quản lý hoạt động

GDĐĐ 16,5 25,8 57,7

3 Dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật

lực) 17,3 29,5 53,2

4 Lựa chọn phương pháp thực hiện mục

tiêu của kế hoạch GDĐĐ 14,8 26,8 58,4

Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy việc thu thập số liệu để đánh giá thực trạng là chưa tốt chiếm tỷ lệ 61%, từ cơ sở đó khi đề ra mục tiêu cho việc quản lý hoạt động GDĐĐ là chưa phù hợp. Do vậy việc lựa chọn phương pháp để thực hiện kế hoạch thiếu chính xác chiếm tỷ lệ 58,4% dẫn đến lãng phí nguồn lực khi thực hiện kế hoạch. Đa số CBQL, giáo viên cho rằng xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDĐĐ cho cả năm học, học kỳ, từng tháng, từng tuần và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu một số bản kế hoạch chúng tôi nhận thấy ở một vài trường mục tiêu, nội dung trọng tâm của các hoạt động, tiêu chí đánh giá kết quả chưa được thể hiện rõ, còn mang tính chung chung. Kế hoạch mới nêu ra các việc làm cần thực hiện, thời gian hoàn thành. Nó chưa thực sự thể hiện một chương trình hành động cụ thể, thiết thực bao gồm cả các yếu tố cần thiết của một kế hoạch, chương trình hành động nhằm GDĐĐ cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 49)