Thực trạng về kiểm tra, đánh giá công tác quản lý hoạt động GDĐĐ

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 55)

GDĐĐ

Việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh của hiệu trưởng các trường THPT huyện Ứng Hoà được tiến hành thường xuyên. Để tìm hiểu đánh giá công tác này chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Xin đồng

chí vui lòng cho biết việc đánh giá công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường được thực hiện như thế nào?”. Kết quả thu được

thể hiện ở bảng 2.10 sau.

Bảng 2.10 : Đánh giá công tác kiểm tra quản lý hoạt động GDĐĐ

STT Công tác quản lý hoạt động GDĐĐ

Kết quả (%)

CBQL GV Chung

1 Xây dựng chuẩn đánh giá về quản lý

hoạt động GDĐĐ 64,0 68,0 66,0

2 Xây dựng các cách thức so sánh kết quả

GDĐĐ với chuẩn 75,0 73,0 74,0

3 Tiến hành thu thập số liệu và so sánh kết

quả thu thập đó với chuẩn 69,0 66,0 67,5

4 Chỉ ra nguyên nhân và có các quyết định

phát huy, điều chỉnh hoặc xử lý 70,0 61,0 65,5 Nhận xét:

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy việc xây dựng chuẩn đánh giá về quản lý hoạt động GDĐĐ chưa hợp lý (66%); Xây dựng các cách thức so sánh kết quả GDĐĐ hạn chế (74%); Việc chỉ ra nguyên nhân và có sự điều chỉnh chưa kịp thời (65,5%). Như vậy việc kiểm tra đánh giá hoạt động này của các nhà trường cũng còn nhiều thiếu sót, công tác GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ ít nhiều còn mang tính hình thức.

Đánh giá về việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh chúng tôi đã nêu câu hỏi: “Đồng chí vui lòng cho biết đánh giá của mình về việc phối hợp giữa các lực lượng quản lý hoạt

động GDĐĐ cho học sinh trong nhà trường được thực hiện như thế nào?”.

Kết quả chúng tôi thấy đa số ý kiến cho rằng tuy đã có sự phối hợp, huy động được các lực lượng tham gia quản lý hoạt động GDĐĐ và có sự chỉ đạo phân công trách nhiệm, nội dung rõ ràng nhưng hiệu quả chưa cao.

Trao đổi với một số giáo viên chủ nhiệm lâu năm, tâm huyết với học trò, chúng tôi biết được suy nghĩ của họ về công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh như sau:

- Sự phối hợp giữa các lực lượng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh như Ban giám hiệu, Hội đồng giáo dục, Đoàn thanh niên, GVCN lớp, lực lượng này đã quan tâm giáo dục những phẩm phất tốt đẹp cho học sinh thông qua các hoạt động như: Hoạt động GDNGLL, sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt lớp, hoạt động xã hội, qua các cuộc vận động, các phong trào thi đua; Qua việc tuyên dương “Người tốt, việc tốt” đồng thời nhắc nhở, phê bình, kỷ luật những hiện tượng xấu, hành động sai; Thông qua các môn học trên lớp (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn), thông qua việc đánh giá kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh,…

- Cùng với sự trao đổi với các giáo viên, nhận xét của họ về việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh đó là: Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh được thực hiện đồng bộ giữa các lực lượng và đã có những kết quả đáng khích lệ học sinh có chuyển biến nhiều việc, đánh nhau có giảm bớt, tỷ lệ học sinh yếu về hạnh kiểm có giảm,…Tuy nhiên, công tác này vẫn còn một số hạn chế như: Sự phối hợp giữa Đoàn thanh niên và GVCN lớp chưa được chặt chẽ kịp thời; nhận thức và hành động của một số ít cán bộ giáo viên chưa thật đồng bộ, đều tay, thậm trí chưa thật gương mẫu trong công tác giảng dạy và sinh hoạt; việc nhận xét đánh giá về hạnh kiểm của học sinh chư kịp thời, chính xác, chưa thực sự công bằng với học sinh.

+ Giáo viên cần được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm; gương mẫu, thân thiện, gần gũi, quan tâm, chia sẻ đối với học sinh để tạo sự thương yêu, kính trọng của học sinh đối với thầy cô.

+ Hoạt động của Đoàn thanh niên cần tổ chức có kế hoạch, hợp lý, hiệu quả để học sinh ít tốn thời gian, công sức, ảnh hưởng đến học tập.

+ Tăng cường các buổi nói chuyện, toạ đàm để học sinh có điều kiện trao đổi, tranh luận, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng của bản thân.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác giáo dục đạo đức vàquản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường THPT thuộc huyện Ứng Hoà, thành phố Hà Nội (Trang 55)