Các đề xuất với Chính phủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 95)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM

3.4.2.1Các đề xuất với Chính phủ

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành dịch vụ outsourcing. Outsourcing những năm gần đây đang có xu hướng chuyển dịch từ tìm kiếm nguồn chi phí thấp sang tìm kiếm những dịch vụ có chất lượng cao. Trung Quốc đã rất đúng khi có những chính sách đầu tư, hỗ trợ ngành giáo dục, định hướng phát triển nguồn nhân lực tri thức cao đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Một trong những yếu điểm lớn nhất của Việt Nam hiện nay là trình độ nguồn nhân lực vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được những yêu cầu cao của các đối tác từ nước ngoài. Nguồn nhân lực nước ta là thiếu kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết đáp ứng nhu cầu thị trường.

Do đó để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngay trong các trường đại học, cao đẳng nhà trường cần tiến hành cập nhật chương trình học, tăng số môn và thời lượng các môn học chuyên ngành, loại bỏ những môn học không cần thiết. Bên cạnh đó, biện pháp liên kết thuê giáo viên từ các viện nghiên cứu, các công ty trong ngành và các chuyên gia nước ngoài vào giảng dạy. Ngoài ra các trường nên liên kết với các doanh nghiệp, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận thực tế, giúp cho sinh viên được thực hành những kiến thức đã học cũng như tiếp thu thêm được kỹ năng làm việc.

Tăng cường hoạt động đưa các sinh viên, cán bộ chuyên ngành ra nước ngoài học tập và làm việc để có thể tiếp cận với những nền kiến thức mới.

Đẩy mạnh công tác đào tạo ngoại ngữ trong các trường học. Bên cạnh ngoại ngữ chính là tiếng Anh, việc đào tạo phát triển các ngoại ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Trung cũng rất cần thiết. Hiện nay, một trong những thị trường quan trọng cảu outsourcing Việt Nam là Nhật Bản. Vì thế, bên cạnh tiếng Anh, đào tạo nguồn

nhân lực giao tiếp tốt và thông thạo tiếng Nhật sẽ giúp cho Việt Nam có một lợi thế cạnh tranh rất lớn.

- Quy hoạch, xây dựng các vùng trọng điểm phát triển dịch vụ outsourcing

Chính phủ Trung Quốc đã có rất nhiều các chính sách và định hướng phát triển cho ngành dịch vụ outsourcing của mình. Trong đó chính sách nổi bật nhất là việc Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt xây dựng các thành phố trọng điểm phát triển dịch vụ outsourcing (21 thành phố mô hình outsourcing) bao gồm cả những thành phố lớn và các thành phố nhỏ. Các vùng trọng điểm này sẽ nhân tố trọng tâm thúc đẩy sự phát triển chung của hoạt động outsourcing. Sự đầu tư tập trung, không dàn trải sẽ giúp cho Trung Quốc nâng cao vị thế của các thành phố trên bản đồ outsourcing của thế giới, quảng bá và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã có sự phát triển nhất định trong ngành dịch vụ outsourcing. Chính phủ có thể mở rộng quy hoạch thêm các thành phố khác như Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ. Những thành phố này sẽ đóng vai trò định hướng phát triển của ngành này trong quốc gia và là đại diện cho Việt Nam khi tham gia cạnh tranh với các thành phố trung tâm về otusourcing khác trên thế giới. Việc xây dựng các khu vực trọng điểm cũng giúp cho các doanh nghiệp có một môi trường phát triển tốt hơn, tận dụng được lợi thế.

Để các khu vực trọng điểm thực sự phát triển, Chính phủ cũng như các chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực outsourcing ở khu vực này.

Bên cạnh đó, việc phát triển các khu công viên phần mềm công nghệ cao tại các vùng này sẽ là tiền đề rất quan trọng để các doanh nghiệp outsourcing có thể hoạt động tốt, và thu hút được sự đầu tư của các đối tác nước ngoài. Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều khu công viên được xây dựng, nhưng quy mô, diện tích và cơ sở hạ tầng của các khu công viên này hầu hết chưa đạt được tiêu chuẩn và thu hút các doanh nghiệp đặt trụ sở tại đây.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

trọng giúp cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tại Trung Quốc, việc phát triển và đồng bộ cơ sở hạ tầng rất được Chính phủ chú trọng. Chính phủ đã đầu tư hơn 586 tỷ USD cho giao thông vận tải, hệ thống mạng lưới đường điện, hạ tầng viễn thông internet cho các các thành phố mô hình outsourcing (KPMG, 2010). Cơ sở hạ tầng tốt là một trong những nguyên nhân thu hút các doanh nghiệp nước ngoài khi lựa chọn Trung Quốc là điểm đến.

Việt Nam hiện nay đang xếp hạng cuối cùng về chất lượng cơ sở hạ tầng so với các nước láng giềng, và kết quả là các doanh nghiệp trong nước hàng năm phải chi thêm khoảng 1,7 tỷ USD do phải trung chuyển hàng hóa (Bình Minh, 2010). Đặc biệt cơ sở hạ tầng về viễn thông internet dù đã có những bước phát triển hơn những năm trước nhưng so với các nước khác thì tốc độ đường truyền băng thông quốc tế của Việt Nam vẫn chưa cao, ảnh hưởng rất nhiều đến các công việc trong lĩnh vực ITO và BPO.

Chính vì thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường outsourcing nói riêng, nâng cao kết cấu hạ tầng là một việc làm rất quan trọng.

Theo tính toán Việt Nam sẽ cần khoảng 140 tỷ USD để đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng (viễn thông, bến cảng, sân bay, đường bộ, đường sắt, hàng không) trong 5 -10 năm tới. Để có thể thực hiện được chương trình này, chính phủ nên huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cũng như đóng góp từ khu vực kinh tế tư nhân. Việt Nam có thể sử dụng mô hình PPP (Public Private Partnerships – hợp tác công tư) mà theo dó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ và công trình công cộng của nhà nước.

- Có các chính sách hỗ trợ cho các DN cung cấp dịch vụ outsourcing

Tại Trung Quốc, các DN tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing đều được hưởng các ưu đãi từ việc cấp giấy phép hoạt động kinh doanh của chính quyền địa phương, vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng, giảm 15% thuế thu nhập... Những chính sách hỗ trợ này giúp cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đứng vững và phát triển trong thị trường cung cấp dịch vụ

outsourcing tại Trung Quốc. Những chính sách hỗ trợ này cũng góp phần tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút các đối tác từ các quốc gia khác.

Các doanh nghiệp hoạt động cung câp dịch vụ outsourcing Việt Nam hiện nay đa phần là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ . Chính vì vậy Chính phủ cần có những biện pháp thích hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Các chính sách hỗ trợ này cần được công khai để khuyến khích như:

Đơn giản hóa thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới tham gia vào lĩnh vực bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân, hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện chính sách một cửa để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí của các doanh nghiệp này.

Có các ưu đãi về tài chính cho các doanh nghiệp như phối hợp với các ngân hàng nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi. Các doanh nghiệp mới hoạt động trong lĩnh vực này có thể được giảm thuế thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định như 5 năm...

Thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong lĩnh vực ITO, Chính phủ cần có những quy định chi tiết về đảm bảo an toàn thông tin khách hàng và quyền sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử. Điều này giúp cho các khách hàng yên đặc biệt là các đối tác nước ngoài yên tâm khi sử dụng dịch vụ outsourcing tại Việt Nam cũng như giúp cho các doanh nghiệp không bị lúng túng trước các vấn đề pháp lý.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ outsourcing trong việc nghiên cứu và phát triển thị trường. Chính phủ nên có những chính sách quảng bá hình ảnh của ngành dịch vụ này tại Việt Nam trên thị trường thế giới như tích cực cử các đoàn đại biểu tham dự và phát biểu tại những hội thảo, triển lãm quốc tế có liên quan đến outsourcing để đưa hình ảnh Việt Nam đến các doanh nghiệp các nước có yêu cầu. Cần tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền trong và ngoài nước về các chính sách khuyến khích, các kế hoạch và thành tựu của ngành CNTT nói riêng, và lĩnh vực outsourcing nói chung để gây dựng hình ảnh Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 95)