VAI TRÒ OUTSOURCING Ở TRUNG QUỐC 1Vai trò với nền kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.3 VAI TRÒ OUTSOURCING Ở TRUNG QUỐC 1Vai trò với nền kinh tế

2.3.1Vai trò với nền kinh tế

Sự phát triển của outsourcing tại Trung Quốc đã mang lại rất nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho quốc gia này. Các lợi ích có thể kể đến là:

- Đóng góp vào tăng trưởng GDP quốc gia

Theo số liệu được WEF công bố, dân số Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 đạt khoảng 1.354 triệu dân và có tổng thu nhập quốc nội khoảng 5.878,3 tỷ USD, tương đương 13,61 % GDP toàn cầu. Tính trung bình thu nhập bình quân đầu người đạt 4.382 USD một năm. So với các nước ở Châu Á, Trung Quốc vẫn luôn giữ mức tăng trưởng ổn định và có mức trung bình thu nhập bình quân đầu người ngày càng lớn hơn so với mức trung bình chung.

Biểu đồ2.5 Thu nhập bình quân đầu người tại Trung Quốc giai đoạn 1985-2010

Nguồn: WEF, 2011

Với tổng doanh thu outsourcing được ước tính năm 2010 của Trung Quốc là 27,74 tỷ USD, ngành outsourcing đã đóng góp 0.47% vào tổng GDP của cả nước. Con số sẽ tiếp tục tăng lên khi ngành dịch vụ outsourcing của Trung Quốc được dự

đoán là sẽ tiếp tục phát triển và đạt doanh thu gần 56 tỷ USD vào cuối năm 2015 (Frank Muligan, 2007).

-Tăng nguồn dự trữ ngoại tệ

Thông qua việc thực hiện các hợp đồng offshore-outsourcing , ngành dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc cũng đã góp phần không nhỏ trong việc đóng góp nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia.

Biểu đồ2.6: Doanh thu outsourcing ngoại biên của Trung Quốc (giai đoạn 2007 -2010)

Nguồn: CCIIP, 2011

Biểu đồ trên cho thấy rằng, doanh thu từ các hợp đồng offshore Outsourcing của Trung Quốc được tăng lên đều đặn từ năm 2007 là 5,24 tỷ USD sang đến năm 2010 đã đạt con số 19,83tỷ USD. Chính nguồn thu ngoại tệ này sẽ giúp cho Trung Quôc gia tăng được nguồn dự trữ ngoại tệ, phục vụ cho các chính sách điều tiết kinh tế của Chính phủ.

-Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

Các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc từ việc chủ yếu cung cấp các giải pháp chi phí đến nay đã trở thành các đối tác có giá trị cao của nhiều công ty trên toàn thế giới. Sự lớn mạnh nhanh chóng của BPO và KPO cũng nhờ vào khối lượng và mức độ phức tạp của các công việc được tiến hành outsourcing tới Trung Quốc. Các công ty này không chỉ cạnh tranh trong thị trường

trong nước mà còn với cả các công ty khác trên toàn thế giới nên buộc các công ty này phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ do mình cung cấp, đạt được những tiêu chuẩn quy định của thế giới. Nếu như trước đây, Trung Quốc chỉ xuất khẩu các sản phẩm thô và sơ chế thì hiện nay Trung Quốc đã đảm nhận được rất nhiều các yêu cầu đòi hỏi quy trình sản xuất khắt khe.

- Gián tiếp tạo việc làm cho các ngành khác

Ngành dịch vụ outsourcing không chỉ thuê lao động trực tiếp mà còn gián tiếp tào việc làm cho các ngành khác. Các nghiên cứu cho thấy khi một việc làm được tạo ra trong ngành dịch outsourcing thì có tới bốn việc làm được tạo ra thêm cho nền kinh tế (NASSCOM, 2008). Cứ như vậy, theo ước tính có khoảng hơn 2,328 triệu người làm trong ngành outsourcing tại Trung Quốc (Sourcing mag, 2010) thì tổng số việc làm được gián tiếp tạo ra lên tới 9,312 triệu việc làm trong các ngành như cung cấp lương thực thực phẩm, vận tải, bảo vệ an ninh… Các việc làm gián tiếp tạo ra này không chỉ dành cho những người có trình độ cao mà còn mở ra cơ hội tạo thu nhập cho những người có trình độ thấp.

- Thúc đẩy sự ra đời của thế hệ doanh nhân mới

Trước đây, các doanh nghiệp Trung Quốc thường là các công ty gia đình lớn hoặc các công ty đa quốc gia. Nhưng từ khi có ngành dịch outsourcing , cùng với sự gia tăng vốn đầu tư mạo hiểm, các doanh nhân trẻ có cơ hội để bắt đầu thành lập những doanh nghiệp mới và đã có rất nhiều những thành công. Chính những thành công ban đầu này đã kích thích mong muốn của nhiều người đặc biệt là thanh niên tri thức khẳng định mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w