Bài học đối với các DN Việt Nam trong thị trường outsourcing

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 99 - 104)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM

3.4.2.2 Bài học đối với các DN Việt Nam trong thị trường outsourcing

Ngoài sự hỗ trợ của chính phủ, để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing từ các nước khác, bản thân các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình. Các doanh nghiệp này chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong kinh doanh bởi đó là yếu tố hàng đầu quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng chủ động khai thác những lợi thế như tiềm năng của thị trường nội địa, các chinh sách hỗi trợ của Chính phủ. Bằng các chiến lược cụ thể, các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã dần nâng cao được vị thế của mình và đã có rất nhiều những doanh nghiệp tại Trung Quốc lọt vào trong top 100 những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing lớn nhất trên thế giới.

Chính vì vậy bản thân các doanh nghiệp outsourcing tại Việt Nam cũng phải tự mình nâng cao thương hiệu của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này. Để có thể hoạt động hiệu quả các doanh nghiệp nên:

-Xây dựng một chiến lược bài bản, rõ ràng khi tham gia hoạt động outsourcing.

Việt xác định chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing là rất cần thiết. Các doanh nghiệp khi tham gia cần phải nắm rõ về outsourcing, dịch vụ outsourcing mà mình định cung cấp cũng như thị trường hướng tới và nhận biết các đối thủ cạnh tranh. Việc thiếu định hướng, kinh doanh theo kiểu tự phát sẽ khiến các doanh nghiệp không thể kiểm soát được các hoạt động của mình đồng thời rất khó thích ứng được với những áp lực từ môi trường bên ngoài.

- Chú trọng đến công tác quản lý nguồn nhân lực.

Nhân lực là nguồn lực rất quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào và trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsuourcing cũng vậy. Các doanh nghiệp cần phải chú trọng khâu tuyển dụng, thu hút nhân tài đồng thời đào tạo và bồi dưỡng năng lực cho nhân viên trong công ty. Các doanh nghiệp nên chủ động trong việc thu hút nhân tài, tìm được những người có khả năng về trình độ và chuyên

môn. Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ nhân viên của mình, tạo điều kiện cho các nhân viên tham gia các khóa học nâng cao về kiến thức, rèn luyện về kỹ năng thực tế. Người lao động trong doanh nghiệp ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, cũng cần phải rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, xử lý các tình huống. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing, đa số các công việc đều khá linh hoạt về thời gian vì thế doanh nghiệp cũng có thể tạo điều kiện cho nhân viên một chế độ làm việc linh động, thích hợp để đem lại hiệu quả cao chứ không nhất thiết phải gò bó trong thời gian hành chính.

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing ở Việt Nam cần cố gắng nỗ lực để đạt được các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế ví dụ như đối với các doanh nghiệp outsourcing về ITO thì có các tiêu chuẩn đánh giá năng lực sản xuất CMMI, ISO9007. Khi đạt được những chứng chỉ này sẽ gia tăng rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó khi áp dụng CMII, các doanh nghiệp sẽ hướng các động lực cá nhân với mục tiêu của tổ chức chung và nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu.

- Phát triển các dịch vụ outsourcing theo chiều sâu.

Đối với các dịch vụ outsourcing, việc cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ, rời rạc sẽ không mang lại giá trị cao. Ví dụ như đối với các sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực ITO, thay vì viết những module đơn lẻ, việc viết giải pháp toàn diện, phần mềm trọn gói sẽ đem lại giá trị cao hơn. Nguyên nhân chính của việc chưa thể cung cấp dịch vụ trọn gói là do trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Tuy nhiên ban đầu các doanh nghiệp có thể góp vốn đầu tư với đối tác nước ngoài trong những dự án của họ. Sau đó, doanh nghiệp có thể trực tiếp tham gia vào những công việc có thể làm trong dự án đó thay vì chỉ thực hiện một số công đoạn đơn thuần. Bằng cách tăng tỷ lệ tham gia vào các dự án theo thời gian, doanh nghiệp sẽ tiến tới cung cấp được các dịch vụ trọn gói của riêng mình. Với những dịch vụ trọn gói, doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp ký kết hợp đồng với các đối tác có nhu cầu thực hiện outsourcing thực sự ban đầu, thay vì đi thực hiện lại

của công ty trung gian và như vậy lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về cũng sẽ lớn hơn nhiều.

- Khai thác và phát triển thị trường nội địa

Bên cạnh việc phát triển thị trường offshore outsourcing, các doanh nghiệp cũng nên tập trung khai thác thác thị trường nội địa cung cấp các dịch vụ cho các đối tác trong nước. Hiện nay nhu cầu về outsourcing của các doanh nghiệp trong nước không phải là nhỏ. Những công ty tập đoàn lớn như tập đoàn viễn thông, kinh doanh thiết bị mạng đi động, các công ty bảo hiểm, ngân hàng... đều có nhu cầu rất cao trong cả lĩnh vực ITO lẫn BPO. Ngoài ra, những doanh nghiệp nhỏ lại có nhu cầu rất cao trong lĩnh vực BPO về kế toán tài chính, nhân sự... Ví dụ như thị trường chăm sóc khách hàng của Việt Nam hiện nay vẫn gần như là “một thị trường trắng” do các doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng được 5 -10% nhu cầu chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Chính vì vậy các doanh nghiệp có thể chủ động hợp tác, giới thiệu các dịch vụ của mình như trung tâm tổng đài chăm sóc khách hàng, xây dựng trung tâm lưu trữ dữ liệu, các dịch vụ lập báo cáo tài chính, kế toán thuế... tới các khách hàng này.

-Liên kết với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực

Các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực cung cấp dịch vụ outsourcing nên có mối quan hệ hợp tác, và liên kết với nhau thành một khối, tạo thành các hiệp hội. Những hiệp hội như vậy sẽ giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc quảng bá hình ảnh, định hướng thị trường và xu thế phát triển trong thời gian tới của thị trường outsourcing trên thế giới. Bên cạnh đó những hiệp hội này cũng sẽ là cầu nối của các doanh nghiệp với Chính phủ để có những kiến nghị, đề xuất thích hợp cho sự phát triển chung của ngành.

- Nâng cao nhận thức về các vấn đề pháp lý

Để tránh các vấn đề pháp lý, doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ về thị trường cũng như hệ thống pháp lý của châu Âu, những yêu cầu về pháp lý của quốc gia mà doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trước khi ký hợp đồng, các công ty cần phải tư vấn với luật sư chuyên về lĩnh vực

outsourcing, sở hữu trí tuệ và các vấn đề liên quan đến ký kết hợp đồng. Cần phải hiểu rõ và có sự thỏa thuận về: giao hàng, thời gian và phạm vi của công việc; sự cam kết và sự tin cậy của các công ty cũng không kém phần quan trọng. Các doanh nghiệp nên cố gắng hạn chế tranh chấp và tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, khi đặt bút ký hợp đồng, các bên tham gia cần phải hiểu rõ những thỏa thuận mà hai bên đã thống nhất, đồng thời hiểu rõ những hình thức giải quyết tranh chấp nếu có và cần có một cố vấn pháp luật giỏi để có thể đưa ra những lời khuyên đúng cho doanh nghiệp.

Trên đây là một số đề xuất để phát triển outsourcing tại Việt Nam trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra từ Trung Quốc. Có thể nói để Việt Nam thực sự thành một điểm đến về outsourcing trên thế giới, Chính phủ, các doanh nghiệp và bản thân những người lao động phải nhận thức được sự phát triển của outsourcing cũng như có những biện pháp thích hợp để nâng cao giá trị của hoạt động này.

KẾT LUẬN

Outsourcing đã và đang là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trên thế giới. Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là CNTT và quá trình toàn cầu hóa đã thúc đẩy hoạt động này càng phát triển hơn. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới ngày càng tham gia nhiều hơn vào thị trường outsourcing. Với việc cung cấp các dịch vụ outsourcing, các quốc gia đang phát triển có cơ hội rất tốt để tham gia tích cực hơn vào hệ thống phân công lao động.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đang được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến outsourcing. Hiện tại, nước này đã phát triển được nhiều loại hình dịch vụ outsourcing đa dạng, phong phú và có chất lượng cao hơn. Outsourcing đã có nhiều đóng góp vào kinh tế dã hội của Trung Quốc như đóng góp vào GDP, tạo được nhiều công ăn việc làm trong xã hội...Những thành quả trên đạt được là do Trung Quốc đã biết phát huy mạnh mẽ nội lực quốc gia, tận dụng nguồn nhân lực dồi dào cùng với một hệ thống chính sách hợp lý, có định hướng.

Từ việc nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc, Việt Nam có thế rút ra những bài học bổ ích để phát triển hoạt động outsourcing . Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho outsourcing nhưng lúc này chúng ta mới chỉ tận dụng được một phần nhỏ các điều kiện đó. Muốn phát triển, Việt Nam phải có những giải pháp, đường lối thích hợp phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và đối mặt với thách thức. Đứng trên quan điểm đó, luận văn đã đưa ra những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của outsourcing tại Việt Nam. Tuy nhiên để có thể phát triển, chúng ta cần thực hiện những biện pháp đồng bộ, có sự hợp tác giữa chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động để tạo một sức mạnh tổng hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w