BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM
3.3 PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM
culture and people”
Trên đây là 3 doanh nghiệp tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực outsourcing tại Việt Nam hiện nay. FPT Software đại diện cho các công ty nội địa có sự hậu thuẫn phía sau từ tập đoàn. Tận dụng được những điều kiện về cơ sở vật chất cũng như nhân sự, FPT Software đã nhanh chóng phát triển hoạt động kinh doanh của mình, ký kết được nhiều với đối tác nước ngoài.
TMA lại đại diện cho những doanh nghiệp tư nhân đi lên từ quy mô rất nhỏ (ban đầu chỉ có 6 nhân viên) nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, TMA đã trở thành một trong những doanh nghiệp phần mềm lớn tại Việt Nam và tạo được sự tin tưởng của nhiều đối tác.
Harvey Nash Group đại diện cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài 100% được thành lập tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ từ công ty mẹ ở nước ngoài, và chính sách thu hút nhân tài của công ty, công ty cũng đã giành được những thành tựu đáng kể đồng thời và hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực ITO và BPO Việt Nam
Ba công ty trên có xuất phát điểm cũng như hình thức kinh doanh khác nhau nhưng có thể thấy để thành công trong thị trường kinh doanh nói chung và lĩnh vực outsourcing nói riêng, các công ty đã rất chú trọng đến chính sách phát triển nguồn nhân lực của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp, chủ động quảng bá tiếp thị hình ảnh của mình với các đối tác trong nước cũng như nước ngoài.
3.3 PHÂN TÍCH SWOT CHO HOẠT ĐỘNG OUTSOURCING TẠIVIỆT NAM VIỆT NAM
- Sự ổn định về an ninh, chính trị
Kể từ khi giành độc lập, thống nhất đất nước vào năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định cao nhất. Ưu thế này cùng với vị trí địa lý nằm trong khu vực châu á, một khu vực hiện đang được đánh giá là năng động nhất trong lĩnh vực CNTT, Việt Nam sẽ là một địa điểm hấp dẫn các tập đoàn đa quốc gia và các công ty nước ngoài đầu tư mở các chi nhánh và công ty cung cấp các dịch vụ outsourcing.
-Sự ổn định về kinh tế
Từ năm 1986, Việt nam bắt đầu thực hiện chính sách Đổi Mới (cải cách kinh
tế) hướng tới một nền kinh tế thị trường.Với nhiều chính sách cải cách thiết thực và đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng đáng kể. Năm 2007 đánh
dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Sau 4 năm gia nhập, Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội và nhiều hiệu ứng tốt do WTO mang lại, thể hiện qua tăng trưởng của đầu tư và xuất nhập khẩu, cũng như vị thế trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tăng trưởng kinh tế trong 4 năm 2007 -2010 tuy có giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, ngân hàng toàn cầu những vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế ở mức cao liên tục của giai đoạn trước đó. Dưới đây là biểu đồ biểu thị mức tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007 -2010
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010
Qua biểu đồ trên có thế thấy, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam vẫn giữ được ở mức ổn định. Năm 2011, GDP của Việt Nam được dự đoán sẽ đạt ở mức 7,2 % mức cao thứ 3 trong các nước Châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Sự ổn định về kinh tế là một yếu tố rất quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư từ nước ngoài cũng như các đối tác trong ngành dịch vụ outsourcing tại Việt Nam.
- Nguồn cung lao động trẻ dồi dào.
Việt Nam đang có nguồn nhân lực dồi dào với dân số cả nước gần 89 triệu người, là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh và chiếm một tỉ lệ cao (khoảng 67% dân số cả nước). Từ năm 2007, dân số Việt Nam bước sang thời kỳ cơ cấu Dân số vàng (2 người trong độ tuổi lao động (15 -59 tuổi) thì chỉ có 1 người trong độ tuổi phụ thuộc). Thời kỳ cơ cấu Dân số vàng này sẽ kéo dài trong khoảng hơn 30 năm tới, dự đoán kết thúc vào năm 2040 (Xuân Yến, 2011). Giai đoạn phát triển thần kỳ của Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore và giai đoạn phát triển nhanh của các nước công nghiệp mới đều gắn liền với thời kỳ cơ cấu dân số vàng. Chính vì thế đây thực sự là cơ hội cho Việt Nam phát triển nền kinh tế. Ngoài ra trình độ của các lao động cũng đang dần được nâng lên. Theo Vụ Đại học và sau đại học, tính đến tháng 8/2008 cả nước có 369 trường đại học cao đẳng, trong đó có 160 trường đại học và 209 trường cao đẳng với quy mô hơn 1,6 triệu sinh viên, đạt 188 sinh viên/vạn dân.
Đặc biệt để phát triển trong ngành dịch vụ outsourcing, nguồn nhân lực về CNTT đóng vai trò rất quan trọng. Hiện nay, tại Việt Nam hệ thống đào tạo nguồn nhân lực CNTT phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo.
Biểu đồ 3.6. Số lượng trường đại học, cao đẳng có đào tạo về CNTT –TT. (năm 2007 -2010)
Nguồn: Bộ CNTT và truyền thông, 2011
Tính đến năm 2010, cả nước có 277 trường đại học và cao đẳng đào tạo về nhóm ngành CNTT (chiếm 73% tổng số trường), 220 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên CNTT cấp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, 62 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên điện tử -viễn thông, 82 trường cao đẳng nghề có đào tạo về CNTT và hơn 100 trung tâm đào tạo phi chính quy.
Chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT-TT năm 2010 là trên 60.000 tăng gấp đôi so với năm 2007, và tăng 7% so với năm 2009. Số lượng sinh viên CNTT-TT thực tế được tuyển đạt trên 56.000, chiếm 93%. Hiện tại, Việt Nam có hơn 169.000 sinh viên CNTT – TT đang theo học và có hơn 35.000 sinh viên đã tốt nghiệp trong năm 2010. Số lượng lao động làm việc trong ngành CNTT (không kể viễn thông) đạt 250.000 người, tăng 25% so với năm 2009.
Biểu đồ3.7. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT –TT (2009 -2010)
Như vậy qua các số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy số lượng các trường có chuyên ngành đào tạo về CNTT cũng như số người tham gia học về ngành này tăng khá nhanh. Đây là sẽ một nguồn nhân lực dồi dào cho không chỉ lĩnh vực ITO mà còn đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.
- Chi phí lao động thấp
Chi phí hoạt động và giá thuê lao động thấp hiện nay vẫn đang là một lợi thế của Việt Nam trong việc thu hút các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực outsourcing. Trong biểu đồ 2.8 , có thể thấy nếu so sánh mức lương trong lĩnh vực CNTT thì một kỹ sư phần mềm ở Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với Ấn Độ và bằng ½ so với Trung Quốc. Hơn nữa tâm lý chung của người Việt Nam là ổn định, rất ít khi chuyền việc trong điều kiện làm việc bình thường. Những yếu tố này được các đối tác nước ngoài đánh giá khá cao, và là một nhân tố quan trọng thúc đẩy họ thực hiện dịch vụ outsourcing tại Việt Nam.
- Sự hỗ trợ của Chính phủ trong phát triển ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông.
Chính phủ Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc phát triển ngành CNTT – tiền đề để phát triển lĩnh vực outsourcing. Chính phủ đã có những chính sách hướng đến xây dựng một nền kinh tế tri thức công nghệ cao. Ngày 06/10/2005 thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt chiến lược phát triển CNTT đến năm 2010 (QĐ số 246/2005/QĐ –TTg). Quyết định 1755/QĐ –TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và Truyền thông” và quyết định 1605/QĐ –TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướn Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 -2015. Cùng với các biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển nguồn nhân lực, Chính phủ cũng đã quan tâm đến việc thành lập các khu công nghiệp phần mềm như Công viên phần mềm Sài Gòn (Saigon Software Park – năm 2000), Công viên phần mềm Quang Trung (năm 2001), khu công nghệ cao Hòa Lạc (năm 2007)... Những chính sách đó phần nào cũng giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển hơn đặc biệt là trong lĩnh vực ITO.
3.3.2 Điểm yếu
- Môi trường kinh doanh chưa thông thoáng và minh bạch
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều những chính sách cải cách trong những năm qua nhưng môi trường kinh doanh vẫn được đánh giá là chưa thực sự hấp dẫn. Trong bản báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2011 -2012 vừa được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố, Việt Nam đã tụt 6 bậc năng lực cạnh tranh (đứng thứ 65 trên tổng 142 quốc gia được xếp hạng). Các thủ tục hành chính ở Việt Nam tiếp tục là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trung bình các doanh nghiệp phải mất 44 ngày và trải qua 9 công đoạn mới có thể hoàn thành hết các thủ tục để bắt đầu hoạt động (WEF, 2011) Bên cạnh đó, vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và nạn tham nhũng vẫn là một vấn đề nan giải ở Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm toàn cầu (BSA) Việt Nam vẫn là một trong những nước vi phạm bản quyền. Vị trí này tạo ra một hình ảnh không tốt cho công nghiệp CNTT Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra có một số điều kiện môi trường không thuận lợi khác cũng làm ảnh hưởng đến việc phát triển outsourcing đặc biệt là ITO theo hướng xuất khẩu như hệ thống luật về các nguyên tắc, thực thi hợp đồng của Việt Nam chưa chặt chẽ và tường minh; thiếu những tiêu chí cần thiết để phát triển thương mại điện tử như hệ thống thẻ tín dụng để mua bán phần mềm và những dịch vụ khác.
- Trình độ nguồn nhân lực cho ngành dịch outsourcing còn thấp
Mặc dù hiện nay Việt Nam có một nguồn lao động dồi dào lại đang ở trong giai đoạn cơ cấu Dân số vàng nhưng chất lượng nguồn nhân lực nói chung và cho ngành dịch vụ outsourcing nói riêng vẫn chưa cao. Cũng theo WEF, chất lượng giáo dục của Việt Nam trong năm nay tuy có những tiến bộ đáng kể so với năm ngoái nhưng vẫn chỉ được xếp ở nhóm trung bình thấp (WEF, 2011). Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng vẫn chỉ nắm bắt được các vấn đề về lý thuyết còn các kỹ năng thực hành, kỹ năng làm việc nhóm lại rất kém. Một trong những rào cản lớn và là điểm yếu của nguồn nhân lực Việt Nam so với Ấn Độ và Trung Quốc là ngoại ngữ. Khi thực hiện các hợp đồng với các đối tác như Nhật Bản, Mỹ và các
nước châu Âu, khả năng giao tiếp của nhân viên Việt Nam nhìn chung còn rất hạn chế. Trong khi đó, các ngôn ngữ trong các dịch vụ outsourcing chủ yếu lại bằng những ngôn ngữ này, nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc. Đối với những các vị trí như các chuyên gia phân tích hệ thống, người thiết kế giải pháp tổng thể, các quản trị viên dự án, giám đốc dự án, lao động Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được. Trong xu hướng hiện nay, outsourcing chuyển dịch từ chú trọng đến sự cắt giảm chi phí sang tìm kiếm chất lượng dịch vụ tốt hơn thì đây là một yếu điểm lớn của outsourcing Việt Nam. Sự kém chất lượng của lực lượng lao động là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam chưa giành được nhiều dự án cung cấp dịch vụ outsourcing với các công ty nước ngoài.
-Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng viễn thông Internet viễn thông còn yếu kém
Mặc dù Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực outsourcing đặc biệt là outsourcing phần mềm nhưng các chính sách này chưa hoàn toàn hoàn thiện, bên cạnh đó việc triển khai các chính sách này nhiều khi còn khó khăn, cơ sở hạ tầng xây dựng còn yếu kém, giao thông không thuận tiện. Các chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi về giá thuê ... cũng thường gặp những cản trở khi thực thi. Chính phủ đã phê duyệt xây dựng các khu công nghiệp phần mềm nhưng cả nước chỉ có duy nhất khu công viên phần mềm Quang Trung tại Tp.Hồ Chí Minh là có quy mô đáng kể và sự hoàn thiện hạ tầng, nhưng cũng chỉ giải quyết được nơi làm việc cho trên 100 doanh nghiệp (VINASHA, 2010). Đa số các doanh nghiệp phần mềm được phân bố các nơi với điều kiện hạ tầng không phù hợp do phải đi thuê trụ sở, địa điểm hoạt động phân tán. Những khó khăn trên là những trở lực làm giảm sút đáng kể sức hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực outsourcing tại Việt Nam.
- Năng lực của các doanh nghiệp tham gia thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing còn hạn chế.
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing ở Việt Nam nói chung đều có quy mô nhỏ nên không có sự tập trung về nhân lực, tài chính, năng lực công
nghệ, tri thức chuyên môn, tính bền vững thấp. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp lớn như FPT Software có khả năng thực hiện các dự án lớn tầm quốc gia và quốc tế, đủ sức hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn của thế giới. Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa có các chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược thị trường một cách bài bản khi tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing. Các doanh nghiệp này thiếu sự liên kết nhằm tạo khả năng cạnh tranh, ít có sự hỗ trợ nhau trong hoạt động, thị trường sản phẩm chồng chéo. Đối với lĩnh vực ITO ở Việt Nam số lượng doanh nghiệp có đăng ký làm phần mềm và dịch vụ CNTT rất nhiều nhưng số doanh nghiệp thực sự chuyên sâu vào sản xuất và kinh doanh phần mềm và dịch vụ CNTT thì chỉ có khoảng 1500 doanh nghiệp, đa phần vẫn là các công ty có quy mô nhỏ chỉ 10 – 30 lao động (VINASHA, 2010). Các dự án outsourcing mà
các doanh nghiệp nhỏ có được đa phần là do quen biệt hoặc qua kênh truyền thông. Khá nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm outsourcing phần mềm Việt Nam chấp nhận làm outsourcing trên một vài mối quen biết với tỷ lệ rủi ro cao.
Những yếu điểm này cùng với chất lượng nguồn nhân lực thấp làm cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trên thị trường thế giới rất thấp.
- Chưa có sự định hướng rõ ràng về phát triển ngành dịch vụ outsourcing
Từ năm 2000 các doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu gia nhập vào thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển các dịch vụ phần mềm. Kể từ đó tới nay, số lượng doanh nghiệp tham gia trong thị trường này càng phát triển hơn và tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực BPO và KPO. Tuy nhiên, hiện tại ngành dịch vụ outsourcing vẫn chưa có một định hướng phát triển rõ ràng cũng như chưa được tạo cơ hội thuận lợi để hoạt động kinh doanh. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, phát triển outsourcing không thể thiếu vai trò định hướng của Nhà nước. Một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc... sở dĩ phát triển mạnh ở lĩnh vực này cũng nhờ có các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước. Chính phủ Việt Nam