THỰC TRẠNG OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41 - 45)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.2 THỰC TRẠNG OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Hiện nay, outsourcing tại Trung Quốc đã có một quy mô đáng kể. Các lĩnh vực hoạt động trong outsourcing được mở rộng từ hoạt động cung cấp dịch vụ ITO thông thường sang BPO và KPO với mức độ đòi hỏi về kỹ năng và chuyên môn cao hơn.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing ở Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với quy mô nhỏ và số lượng còn rất khiêm tốn. Dưới đây là biểu đồ thể hiện số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường outsourcing tại Trung Quốc.

Biểu đồ 2.1 Sự phát triển các DN cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc

Nguồn: CCIIP, 2011

Qua biểu đồ trên, có thể thấy xu hướng phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc. Thị trường cung cấp các dịch vụ về ITO là lĩnh vực đầu tiên mà các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc tham gia. Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp thành tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ BPO và KPO ngày càng tăng lên.

Khu vực phân bố: Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tập trung chủ

yếu tại 21 thành phố “mô hình outsourcing” của Trung Quốc. Doanh thu từ các hoạt động outsourcing ngoại biên tại các thành phố này chiếm tới hơn 90% tổng doanh thu trong lĩnh vực outsourcing ngoại biên của cả nước vào năm 2009 (CCIIP,2010). Hai mươi mốt thành phố mô hình outsourcing này không chỉ là những thành phố lớn, phát triển mà còn tập trung cả những thành phố “hạng hai” của Trung Quốc

Dưới đây là danh sách các thành phố mô hình outsourcing của Trung Quốc được chia theo các vùng:

- Khu vực phía Bắc Trung Quốc: Bao gồm 6 thành phố cụ thể là Bắc Kinh (Beijing), Đại Liên (Dalian), Đại Khánh (Daqing), Cáp Nhĩ Tân (Harbin), Tể Nam (Jinan), và Thiên Tân (Tianjin).

Đặc điểm chung của các thành phố thuộc khu vực này là lĩnh vực ITO được phát triển rất mạnh. Bắc Kinh là một trong những trung tâm về outsourcing đầu tiên tại Trung Quốc, đóng vai trò định hướng cho sự phát triển ngành dịch vụ outsourcing tại đây. Các thành phố này có lợi thế về cơ sở hạ tầng CNTT, nguồn nhân lực tri thức cao và các dịch vụ về outsourcing được các đối tác nước ngoài đánh giá rất cao về chất lượng. Khu vực này cũng tập trung rất nhiều người nói thành thạo tiếng Nhật và tiếng Hàn Quốc - một thuận lợi rất lớn trong việc thu hút các khách hàng từ hai quốc gia này. Chính vì vậy đối tác chính của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing ở khu vực phần lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Khu vực phía Đông Trung Quốc: Bao gồm 7 thành phố là Hàng Châu (Hangzhou), Hợp Phì (Hefei), Nam Kinh (Nanjing), Nam Xương (NanChang), Thượng Hải (Shanghai), Tô Châu (Suzhou) và Vô Tích (Wuxi).

Các doanh nghiệp tại khu vực này ngoài phát triển về dịch vụ ITO, còn phát triển rất mạnh trong lĩnh vực BPO đặc biệt là cung cấp các dịch về kế toán, tài chính. Các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng những dịch vụ này chủ yếu là các chi nhánh công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân và công ty có nguồn vốn nhà nước.

- Khu vực phía Nam Trung Quốc: Bao gồm 3 thành phố là Quảng Châu (Guangzhou), Thâm Quyến (Shenzhen) và Hạ Môn (Xiamen).

Các thành phố mô hình outsourcing tại khu vực này có quy mô nhỏ hơn các khu vực khác nhưng kinh tế đã được phát triển nhanh chóng. Với lợi thế gần Hồng Kông, Macao, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing nhanh chóng giành được các hợp đồng từ 2 khu vực này.

- Khu vực phía Tây Trung của Trung Quốc: Bao gồm 5 thành phố là Thành Đô (Chengdu), Trường Sa (Changsha), Vũ Hán (Wuhan) và Tây An (Xi’an).

Đây là khu vực chưa có lịch sử phát triển kinh tế như các thành phố ở khu vực trên nhưng được đánh giá là có rất nhiều tiềm năng. Chính phủ Trung Quốc cũng đã dành nhiều ngân sách để phát triển các cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin viễn thông nơi đây. Các thành phố ở khu vực này thu hút các nhà đầu tư bởi chi phí hoạt động kinh doanh cạnh tranh hơn cả, đồng thời có được nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Nhiều

nhà phân tích kinh tế cho rằng thời gian tới khu vực phía Tây Trung của Trung Quốc này sẽ có những bước tiến rất nhanh trong lĩnh vực outsourcing.

Lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp: Phân loại theo nội dung dịch vụ cung cấp thì các doanh nghiệp cung cấp outsourcing tại Trung Quốc cũng tham gia vào 3 thị trường dịch vụ khác nhau là ITO, BPO và KPO. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp outsourcing tại Trung Quốc.

Biểu đồ 2.2 Lĩnh vực hoạt động của các DN outsourcing tại Trung Quốc

Nguồn: CCIIP, 2011

Có thể thấy, số lượng các doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ ITO chiếm tỷ trọng lớn nhất nhất (68%) sau đó là BPO (29%) còn lại là KPO. Tuy nhiên trong số này có rất nhiều doanh nghiệp cùng một lúc cung cấp những dịch vụ thuộc cả 3 lĩnh vực outsourcing trên.

Tổng doanh thu: Theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc, tổng giá trị

các hợp đồng outsourcing được ký kết trong năm 2010 ước tính khoảng 27,4 tỷ USD, tăng 36,9% so với năm trước. Tính đến tháng 1 năm 2011, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc là 12.706 doanh nghiệp với tổng số nhân viên là 2,328 triệu người (trong đó những lao động có bằng cấp chiếm khoảng 70,9 % tương ứng với 1,65 triệu người) (Chnsourcing, 2011)

Những thông tin trên là những những nét tổng quát về tình hình chung của outsourcing tại Trung Quốc. Thực trạng cụ thể cho từng loại hình outsourcing phân theo chức năng hoạt động sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w