Thực trạng outsourcing công nghệ thông tin (ITO) tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.2.1 Thực trạng outsourcing công nghệ thông tin (ITO) tại Trung Quốc

Từ những năm của thập kỷ 80, tại Trung Quốc đã xuất hiện những những doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin như thiết kế mạng nội bộ, lập trình và phát triển các ứng dụng cho sản xuất, quản lý. Tuy nhiên do lĩnh vực CNTT ở Trung Quốc lúc đó còn khá mới mẻ cũng như hạn chế về cơ sở vật chất hạ tầng nên số lượng những doanh nghiệp này không nhiều. Phải đến những năm 90, khi mạng viễn thông của Trung Quốc bắt đầu phát triển thì số lượng các doanh nghiệp tham gia vào thị trường này mới bắt đầu tăng nhanh. Sau sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO (năm 2001) với nhiều rảo cản được gỡ bỏ, các công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc ngày một nhiều hơn, nhu cầu về outsourcing đặc biệt là ITO tăng nhanh thúc đẩy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này tăng nhanh về cả số lượng cũng như quy mô.

Hiện nay doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ITO vẫn chiếm tỷ trọng lớn (68%) trong tổng số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc. Điều này một phần là do lĩnh vực ITO được hình thành sớm hơn so với 2 lĩnh vực còn lại ở Trung Quốc, cũng như nhu cầu về dịch vụ trong lĩnh vực này vẫn còn rất cao. Ngoài ra, lý do quan trọng để các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ ITO phát triển là do các yêu cầu đối với doanh nghiệp này không thực sự cao. Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ (từ 10 người đến 20 người) vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đơn lẻ của khách hàng, không cần đầu tư quá nhiều cho cơ sở vật chất hạ tầng (đối với lĩnh vực ITO nhiều khi chỉ cần hệ thống máy tính, đường truyền internet tốc độ cao). Mặt khác, chi phí để đào tạo cho một nhân viên về CNTT là không cao và không tốn nhiều thời gian. Chính vì thế, Trung Quốc rất tập trung phát triển ITO nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ có thể tham gia thị trường này.

Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ITO ở Trung Quốc cũng đang dần đáp ứng đạt được các chứng chỉ như CMM/CMMI (Capability Maturity Model Integration) – một trong các tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với doanh nghiệp phần mềm. Nhiều các doanh nghiệp cũng đã đạt được các chứng chỉ khác như ISO27001 và SA70. Theo thống kê của CCIIP,

hơn một nửa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ITO tại Trung Quốc đã đạt chứng chỉ CMM/CMMI và hơn 10% đạt chứng chỉ CMM5/CMMI5 (CCIP, 2011). Đây là những nỗ lực cố gắng của các các doanh nghiệp để nhanh chóng có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ đòi hỏi trình độ kỹ năng cao hơn với giá trị gia tăng lớn hơn, phù hợp với xu thế phát triển của outsourcing thế giới.

Dịch vụ ITO mà các doanh nghiệp cung cấp tại Trung Quốc chủ yếu là: - Phát triển ứng dụng (Application Development)

- Quản lý ứng dụng

- Quản lý dự án hệ thống thông tin - Thử nghiệm phần mềm

- Tư vấn CNTT

Các đối tác: Đối tác chính ký các hợp đồng ITO với Trung Quốc chủ yếu là các khách hàng trong nước (chiếm 47,99%) và các đối tác bên ngoài như Nhật Bản, Mỹ, các nước Tây Âu. Các khách hàng trong nước là các doanh nhiệp Trung Quốc và các chi nhánh của các công ty đa quốc gia đặt tại Trung Quốc. Trong khi đó, các khách hàng bên ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh thu từ các hợp đồng cung cấp về offshore ITO ( outsourcing về CNTT ngoại biên).

Biểu đồ 2.3:Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu ITO của Trung Quốc theo các quốc gia

Nguồn: CCIIP, 2011

Có thể thấy Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng của Trung Quốc trong lĩnh vực ITO. Gần 20 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn là điểm đến lý tưởng về

outsourcing của Nhật Bản bởi vì sự tương đồng về ngôn ngữ (các bộ trong chữ viết của Nhật và Trung có sự tương đồng) và Trung Quốc là quốc gia có số lượng người nói tiếng Nhật thành thạo rất đông. Trung Quốc đã và vẫn đang là đối tác lớn nhất của Nhật Bản trong thị trường cung cấp các dịch vụ outsourcing. Trong những năm qua, chính phủ Trung Quốc cũng đã có rất nhiều những chính sách, hiệp định để thúc đẩy và xiết chặt mối quan hệ hợp tác kinh tế của hai bên. Bên cạnh Nhật Bản và Hồng Kông, Trung Quốc cũng là điểm đến hấp dẫn của các công ty đa quốc gia ở Mỹ và Châu Âu. Các công ty lớn sử dụng dịch vụ outsourcing tại Ấn Độ cũng đã có xu hướng mở thêm chi nhánh tại các thành phố lớn của Trung Quốc.

Tổng doanh thu ITO: Theo thống kê của Bộ Thương Mại Trung Quốc, năm 2010 tổng giá trị hợp đồng ITO được thực hiện là 15,9 tỷ USD (tăng gần 40% so với năm 2009) và chiếm 58,02% tổng giá trị hợp đồng outsourcing của cả nước (CCIIP, 2011). Trong đó gần 48% các hợp đồng outsourcing được ký kết có giá trị nhỏ hơn 1 triệu USD và chỉ có khoảng khoảng 4% các hợp đồng có giá trị hơn 10 triệu USD được ký kết. Các hợp đồng này thường được thực hiện khoảng dưới 3 năm (chiếm 87%, trong đó 48% được thực hiện dưới 1 năm). Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, hầu hết các hợp đồng outsourcing được ký kết với giá trị không lớn và thời gian ngắn. Tuy nhiên quy mô cũng như thời hạn của hợp đồng phần nào phản ánh khả năng cung cấp dịch vụ outsourcing. Theo các con số thông kê trên thì các nhà cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc vẫn còn thiếu khả năng đáp ứng được những hợp đồng có quy mô lớn và lâu dài. Đây cũng là một yêu cầu đối với Trung Quốc không chỉ cần gia tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ outsourcing mà còn cả quy mô và khả năng đáp ứng của các công ty đó. Chính vì thế hiện tại một trong những xu thế phát triển của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc là xuất hiện các M&A (Merges and Acquisition) – quá trình mua lại hay sáp nhập. Về bản chất, M&A sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc thông qua cắt giảm bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất của nghiên cứu triển khai và mở rộng thị phần.

Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp lớn nhất trong thị trường cung cấp dịch vụ ITO nói riêng và ngành dịch vụ outsourcing nói chung của Trung Quốc

năm 2010.

Bảng 2.1. Các doanh nghiệp ITO hàng đầu Trung Quốc

Xếp

hạng Doanh nghiệp

1 iSoft Stone Information Service Corporation 2 Beyoundsoft (Beijing) Co., Ltd

3 Dailian Hi Think Computer Technology, Corp. 4 Neusoft Corporation

5 hiSoft Technology International limited 6 Inspur Group Ltd.

7 Vancelnfo Technologies Inc.

8 WuXi AppTec Co.Ltd ChinaSoft International Ltd. 9 ChinaSoft International LTd.

10 Sinocom Computer System (Beijing)Co., Ltd.

Nguồn: CCIIP, 2011

Mặc dù cũng bị chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nhưng nhóm 10 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing lớn nhất tại Trung Quốc vấn duy trì tốc độ tăng trưởng của mình trong năm 2008 và 2009. Tổng doanh thu của nhóm này đạt 1,5 tỷ USD năm 2008 và 1,89 tỷ USD năm 2010.

Trường hợp thực hiện outsourcing giữa Công ty TNHH Tài chính Dầu Khí Trung Quốc và iSoft Stone

( Nguồn: Accenture, 2009) Tình huống: Công ty TNHH Tài chính Dầu khí Trung Quốc được thành lập vào năm 1995 (China Peroleum Finance Co., Ltd – CPF) và là một trong những công ty tài chính lớn nhất tại Trung Quốc. Công ty này chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (China National Petroleum Corporation – CNPC). Trước sự tăng trưởng mạnh của CNPC với xu hướng ngày càng mở rộng mạng lưới các chi nhánh trong cả nước cũng như các nước trên thế giới, yêu cầu về các dịch vụ cung cấp tài chính tập đoàn này ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Để đáp ứng những yêu cầu đó, công ty TNHH Tài Chính Dầu Khí Trung Quốc –CPF phải thiết lập và hiện đại hóa mạng lưới thông tin cũng như các hỗ trợ về công nghệ, bao gồm cả việc thiết lập một hệ thống tích hợp về kế toán và

quản lý của mình. Tuy nhiên việc thiết lập một hệ thống thông tin phức tạp như vậy không phải là một việc dễ dàng để CPF có thể tự mình tổ chức và thực hiện.

Giải pháp: Đầu năm 2001, CPF đã ký hợp đồng với iSoft Stone – một trong những nhà cung cấp dịch vụ ITO lớn nhất tại Trung Quốc để có thể giải quyết yêu cầu trên. Bằng những kinh nghiệm tích lũy cũng như cơ sở vật chất tiên tiến về công nghệ thông tin, iSoft Stone đã giúp CPF phát triển một số hệ thống kinh doanh bao gồm một hệ thống thông tin cốt lõi, hệ thống quản lý tín dụng, hệ thống quản lý ngoại hối và một hệ thống ngân hàng trực tuyến. Với những hệ thống được thiết lập trên nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại do iSoft Stone cung cấp cho phép CPF đáp ứng và giải quyết được số lượng giao dịch tài chính khổng lồ của công ty con trong CNPC. Hơn thế nữa khi CNPC phát triển mạnh các hoạt động kinh doanh của mình nước ngoài, hệ thống thông tin của CPF vẫn đáp ứng được những yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài đó. Hệ thống thông tin của CPF cũng có thể giám sát các quỹ nước ngoài thông qua các giao dịch ngoại hối, chuyển giao trực tiếp giữa CPF và ngân hàng nước ngoài.

Kết quả: Các giải pháp về công nghệ thông tin mà iSoft Stone cung cấp cho CPF đã giúp họ hoạt động giao dịch một cách hiệu quả đồng thời tiết kiệm được khá nhiều chi phí nếu đầu tư trực tiếp để có được hệ thống thông tin này. Trong 9 năm qua, số lượng khách hàng CPF đã tăng từ 700 lên 3500, các giao dịch được thực hiện trong ngày tăng từ 500 lên 3000 và tổng giá trị giao dịch tăng từ 300 triệu USD lên con số 1,95 nghìn tỷ USD trong một năm. Những con số này phần nào đã phản ánh những lợi ích mà CPF thu được sau khi áp dụng các giải pháp hệ thống mà iSoft Stone cung cấp. Đây là một ví dụ thành công về sử dụng dịch vụ ITO tại Trung Quốc và cũng góp phần thúc đẩy thị trường này phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w