Vai trò trong xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.3.2 Vai trò trong xã hộ

Không chỉ mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế, sự phát triển outsourcing tại Trung Quốc còn có những tác động tích cực tới xã hội.Những tác động tích cực này có thể kể đến là:

- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên thế giới

Nếu như trước đây Trung Quốc được biết đến nhiều là một nước chỉ xuất khẩu những hàng hóa được chế biến thô như quần áo, giày dép... thì bằng việc cung

cấp các dịch vụ nhiều chất xám trong lĩnh vực outsourcing đã phần nào giúp Trung Quốc cải thiện rất nhiều hỉnh ảnh của mình trong mắt các nước trên thế giới. Việc đảm nhận cung cấp được các dịch vụ về công nghệ thông tin, các dịch vụ phân tích tài chính, nghiên cứu và phát triển... đã khẳng định được trình độ của nguồn lao động nước này ngày một nâng cao. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp dịch vụ outsourcing cho các đối tác danh tiếng từ các quốc gia lớn như Mỹ, Nhật bản, các nước Châu Âu... các doanh nghiệp Trung Quốc và nhân viên học hỏi được kinh nghiệm quý báu, cũng như tiếp cận với các phương thức kinh doanh, quản lý mới.

- Giảm áp lực thất nghiệp trong xã hội và tạo cơ hội tham gia hoạt động xã hội cho nhiều người.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho những lao động trẻ, trí thức, hoạt động outsourcing còn giúp cho nhiều đối tượng khác trong xã hội cũng có cơ hội kiếm thu nhập. Tại Trung Quốc rất nhiều phụ nữ đã làm việc tại các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing BPO về lĩnh vực tổng đài chăm sóc khách hàng. Đây là một công việc phù hợp với sức khỏe và khả năng của của phụ nữ như tính mềm dẻo, kiên nhẫn...Rất nhiều người phụ nữ thay vì làm nội trợ, giờ đây họ có thể kiếm được nguồn thu nhập để chăm sóc gia đình, và tham gia vào các hoạt động xã hôi bên ngoài. Việc xây dựng các trung tâm outsourcing ở những thành phố nhỏ, cũng giúp cho lực lượng lao động ở vùng miền nông thôn lân cận có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình. Một số lượng lớn những thanh niên từ vùng nông thôn, trước chỉ quen với các việc trong nông nghiệp cũng dần học hỏi được những kinh nghiệm về công nghệ. Ban đầu họ chỉ đáp ứng được những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, các công đoạn được lặp lại nhưng có cơ hội tiếp cận với nền tri thức mới đã nâng cao trình độ dân trí của họ rất nhiều.

- Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng

Chính phủ Trung Quốc đã rất chú trọng đến việc đầu tư các cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, công nghệ thông tin, truyền thông... nhằm thu hút sự đầu tư từ

các đối tác nước ngoài. Ngược lại, khi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Trung Quốc, họ cũng mang theo những công nghệ hiện đại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hơn nữa các khoản thuế từ những nhà đầu tư nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w