Thực trạng outsourcing kiến thức (KPO) tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 54 - 56)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.2.3 Thực trạng outsourcing kiến thức (KPO) tại Trung Quốc

KPO là một một lĩnh vực đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực chuyên môn cao để đáp ứng được những yêu cầu về dịch vụ phức tạp hơn. Hiện tại các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ KPO tại Trung Quốc chiếm khoảng 3% trong tổng số các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing. Để tham gia vào thị trường cung cấp KPO, doanh nghiệp phải có năng lực chuyên môn cao để đáp ứng được những yêu cầu về dịch vụ kỹ năng phức tạp hơn rất nhiều.

Theo Biểu đồ 2.1 Sự phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc, có thể thấy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ KPO tại Trung Quốc chủ yếu là được thành lập trong những năm gần đây (66% doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực KPO hiện nay bắt đầu hoạt động cung cấp dịch vụ outsourcing

của mình từ năm 2008 cho đến nay). Trong số những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực KPO, phần lớn lại là những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực ITO và BPO trước đó. Các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực ITO và BPO này sau đó mới tiếp tục phát triển hoạt động của mình sang lĩnh vực KPO. Điều này một phần là do các doanh nghiệp thường phải có quy mô lớn cùng với những cơ sở vật chất hiện đại có khả năng cung cấp được những dịch vụ phức tạp mới có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực KPO.

Bên cạnh việc phải đầu tư rất lớn vào cơ sở vật chất hạ tầng, thực tế cho thấy những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ KPO sẽ không thu lại được lợi nhuận một cách nhanh chóng như các lĩnh vực ITO hay BPO. Trong khi đó, phần lớn những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing tại Trung Quốc có quy mô nhỏ và vừa nên số lượng của các doanh nghiệp cung cấp KPO còn rất ít.

Các dịch vụ KPO chủ yếu tại Trung Quốc hiện nay là: - Dịch vụ nghiên cứu dược phẩm và công nghệ sinh học. - Dịch vụ phân tích và khai thác dữ liệu.

- Dịch vụ nghiên cứu về bảo hiểm.

Theo thống kê của Bộ Thương Mại Trung Quốc, năm 2010 tổng giá trị hợp đồng KPO được thực hiện là 2,125 tỷ USD (tăng 6,2 % so với năm 2009) và chiếm 7,75% tổng giá trị hợp đồng outsourcing của cả nước (CCIIP,2011)

Các khách hàng của KPO tại Trung Quốc vẫn chủ yếu là các công ty trong nước (chiếm hơn 60%), các đối tác nước ngoài cũng phần lớn đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong lĩnh vực này Trung Quốc vẫn chưa thực sự cạnh tranh được với Ấn Độ trong thị trường Mỹ và Châu Âu, bởi các đối tác từ những thị trường này khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ KPO vẫn ưu tiên lựa chọn Ấn Độ. Điều này là do Ấn Độ đã có cả một quá trình lịch sử phát triển outsourcing với điều kiện thuận lợi về ngôn ngữ tiếng Anh và có rất nhiều các trung tâm R&D với nhiều chuyên viên cao cấp về các lĩnh vực khác nhau.

giá trị mà hoạt động outsourcing mang lại. Đặc thù của các dịch vụ KPO là đòi hỏi “hàm lượng chất xám” cao cũng như nhưng điều kiện về cơ sở vật chất nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thực sự có cơ hội để tham gia thị trường này. Chính vì vậy Chính phủ Trung Quốc vẫn khuyến khích các doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực ITO và BPO, bên cạnh đó cũng tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thành lập các trung tâm R&D tại đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w