Tình hình outsourcing về công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 70)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM

3.1.2.1 Tình hình outsourcing về công nghệ thông tin

Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT nói chung và lĩnh vực ITO nói chung vẫn tăng nhanh. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông thì đến năm 2010, cả nước đã có khoảng trên 1000 doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005 (Bộ CNTT, 2011). Đây là một lợi thế lớn khi các doanh nghiệp này muốn chuyển sang cung cấp các dịch vụ ITO và BPO nhờ nền tảng về CNTT sẵn có. Tuy nhiên hiện tại quy mô của các doanh nghiệp này mới chỉ dừng ở mức doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một bất lợi rất lớn đối vác các doanh nghiệp Việt Nam – không thể đáp ứng được những hợp đồng lớn từ bên ngoài. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp đạt trên 70.000 lao động trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh và thành phố lớn ở Việt Nam như TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo thống kê vào tháng 6/2010, cả nước có khoảng 1.000 DN phần mềm nhưng chỉ hơn 10 doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi và có khoảng 30 doanh nghiệp tuyên bố xây dựng quy trình theo chuẩn CMMi (Thúy Hòa, 2011). Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn CMMi” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và giao Bộ TT&TT làm chủ đầu tư dự kiến được triển khai trong vòng ba năm (từ 2010 đến 2012) với tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng, lấy chứng chỉ quy trình sản xuất theo chuẩn CMMi từ mức 3 trở lên. Theo dự án này, mỗi doanh nghiệp được Nhà nước hỗ trợ khoảng 25.000 USD. Dự kiến trong cả giai đoạn 2010 – 2012 sẽ có khoảng 100 doanh nghiệp được nhận hỗ trợ từ Chính phủ trong việc triển khai quy trình sản xuất theo chuẩn CMMi. Như vậy có thể thấy, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong ngành CNTT nâng cao năng lực của mình – đây là yếu tố tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn khẳng định mình.

Dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ chủ yếu mà các doanh nghiệp trong lĩnh vực ITO ở Việt Nam cung cấp là :

-Đồ họa, lập trình

-Phần mềm Video game ( sản xuất và phát triển sản xuất: thiết kế game, lập trình, và sản xuất nghệ thuật)

-Lập trình Web và phát triển nội dung ( thúc đẩy chuyên môn trong Java, C + +, HTML, SQL, Flash, và nhiều kịch bản web )

-Hoạt hình 3D ( cung cấp các dịch vụ 3D chủ yếu để phục vụ quảng cáo truyền hình hoặc quảng cáo phim)

-Một số phần mềm ứng dụng khác như phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ( ERP-Enterprise Resource Planning) đang rất được các doanh nghiêp quan tâm hiện nay

Đối tác: Các đối tác chính của ITO là Nhật Bản, Bắc Mỹ và các nước Châu Âu. Trong đó Nhật Bản được coi là đối tác quan trọng nhất các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hiện nay. Theo ông Phạm Tấn Công (Chủ tịch VINASHA) tính đến cuối năm 2010, Việt Nam đã trở thành đối tác lớn thứ ba của Nhật bản trong lĩnh vực outsourcing về phần mềm. Ngoài ra thị trường mỹ và Châu Âu trong những năm gần đây cũng đạt mực tăng trưởng lên đến 20% (Tân Khoa, 2011). Tuy nhiên, dù Việt Nam đang đứng thứ ba trong các điểm đến về outsourcing của Nhật Bản nhưng mới chỉ chiếm 0,5%, trong khi Trung Quốc dẫn đầu với tỷ lệ 84,3%. Điều này chứng tỏ mặc dù thị trường Nhật Bản còn có rất nhiều tiềm năng mà doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự vươn tới được. Một trong những lý do khiến cho Việt Nam chưa thực sự giành được nhiều hợp đồng từ Nhật Bản là trình độ ngoại ngữ của người lao động. Ngoài ra, những người lãnh đạo công ty – những người trực tiếp đứng ra ký kết hợp đồng với các đối tác cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Nhật.

Doanh thu: Lĩnh vực ITO đặc biệt là software outsourcing vẫn đóng góp phần lớn tổng doanh thu từ hoạt động outsourcing của Việt Nam. Dù chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, doanh thu của ngành này vẫn tăng trưởng ở mức khá trong năm 2009

Nguồn: Bộ Thông tin và Truyền thông, 2011

Qua biểu đồ trên có thể thấy doanh thu ITO của Việt Nam qua các năm đều tăng trưởng nhưng sự tăng trưởng này không đều. Trong giai đoạn năm 2005 -2009, tốc độ tăng trưởng duy trì trên 30% so với năm trước, tuy nhiên năm 2010, tổng doanh thu xuất khẩu ITO chỉ đạt 350 triệu USD tăng 2.9% so với năm 2009. Đây có thể coi là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2002 trở lại đây. Một trong những nguyên nhân chính của sự tăng trưởng thấp là do các đơn đặt hàng từ Mỹ, Nhật Bản, Anh đã bị giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w