Thực trạng outsourcing trên thế giới hiện nay

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 35 - 39)

Kể từ những năm 1960 cho đến nay thì yếu tố cắt giảm được chi phí vẫn là một những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của outsourcing trên thế giới. Tuy nhiên xu hướng quốc tế hiện nay đang xem trọng giá trị công việc và mối quan hệ hơn là nguồn nhân lực giá rẻ.

Một trong những xu hướng chính của outsourcing trong 10 năm tới là sự phát triển của các công ty outsourcing đa quốc gia, và tái outsourcing của những nước hiện đang dẫn đầu. Các tập đoàn đa quốc gia này chủ yếu hướng đến những nước đang phát triển ví dụ như việc Nhật Bản đặt các văn phòng tuyến sau tại Trung Quốc hay Mỹ chọn Mexico để thực hiện các dịch vụ outsourcing.

Ấn Độ vẫn đang là nhà cung cấp dịch vụ outsourcing hàng đầu thế giới, nhưng vị trí dẫn đầu của nước này đang bị đe dọa bởi nhiều nền kinh tế mới nổi khác như Trung

Quốc, Malaysia hay Indonesia. Hãng AT. Kearney mỗi năm đưa ra báo cáo thường niên về tình hình outsourcing trên thế giới. Báo cáo Global Service Location IndexTM năm 2011 ( được công bố ngày 25/07/2011) của hãng này đưa ra danh sách xếp hạng 50 quốc gia cung cấp dịch vụ outsourcing ở các châu lục khác nhau. Tổng điểm của mỗi quốc gia là bình quân gia quyền của các điểm tương đối theo 43 tiêu chí khác nhau, được xếp vào ba nhóm lớn: Mức độ hấp dẫn về tài chính, chỉ số về nhân lực và kỹ năng, và môi trường kinh doanh. Trọng số của các nhóm yếu tố trên là 40:30:30. Mức độ hấp dẫn tài chính được chấm theo thang điểm từ 0 đến 4, mức độ sẵn có về nhân lực và kỹ năng, và môi trường kinh doanh được chấm theo thang điểm từ 0 đến 3. Dưới đây là bảng xếp hạng 20 đứng đầu trong các nước cung cấp dịch vụ outsourcing trên thế giới của hãng A.T. Kearney.

Bảng 1.4 Xếp hạng các nước cung cấp dịch vụ outsourcing trên thế giới

Thứ

hạng Tên nước Tổng điểm

Chỉ số hấp dẫn về tài chính Chỉ số về nhân lực và kỹ năng Chỉ số về môi trường kinh doanh 1 Ấn Độ 7,01 3,11 2,76 1,14 2 Trung Quốc 6,49 2,62 2,55 1,31 3 Malaysia 5,99 2,78 1,38 1,83 4 Ai Cập 5,81 3,10 1,36 1,36 5 Indonesia 5,78 3,24 1,53 1,01 6 Mexico 5,72 2,68 1,60 1,44 7 Thái Lan 5,72 3,05 1,38 1,29 8 Việt Nam 5,69 3,27 1,19 1,24 9 Philippin 5,65 3,18 1,31 1,16 10 Chi lê 5,52 2,44 1,27 1,82 11 Estonia 5,51 2,31 0,95 2,24 12 Braxin 5,48 2,02 2,07 1,38 13 Latvia 5,46 2,56 0,93 1,96 14 Lithuania 5,43 2,48 0,93 2,02 15 Các TVQ Ả Rập 5,41 2,41 0,94 2,05 16 Anh 5,41 0,91 2,26 2,23 17 Bungari 5,37 2,82 0,88 1,67 18 Mỹ 5,35 0,45 2,88 2,01 19 Costa Rica 5,34 2,84 0,94 1,56 20 Nga 5,34 2,48 1,79 1,07

Khu vực Châu Á

Hiện Châu Á vẫn đang là điểm đến của hoạt động outsourcing hàng đầu trên thế giới, trong đó có hai nước dẫn đầu là Ấn Độ và Trung Quốc.

Ấn Độ vẫn tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu của mình bằng những lợi thế về trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực và yếu tố về ngôn ngữ. Đây là đất nước có tỷ trọng số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing trong nền kinh tế cao nhất. Trung Quốc đã và đang bắt kịp với tốc độ phát triển của Ấn Độ, với nhiều chính sách hỗ trợ của chinh phủ trong việc phát triển dịch vụ này đã thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Các quốc gia Đông Nam Á tiếp tục nâng cao vị thế của mình trong thị trường outsourcing. Theo bảng xếp hạng trên có 5 quốc gia Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin, và Việt Nam thuộc top 10 nước dẫn đầu. Đây là những nước đang có sự gia tăng đáng kể về chỉ số chất lượng kỹ năng bên cạnh lợi thế cạnh tranh về chi phí tiền lương.

Khu vực Trung và Đông Âu

Các nước trong khu vực Trung và Đông Âu đang dần nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong thị trường outsourcing trên thế giới. Các nước Hungary, Cộng Hòa Séc và Ba Lan là các nước dẫn đầu trong khu vực về cung cấp dịch vụ, tuy nhiên đang bị đe dọa bởi các nền kinh tế mới nổi khác, trong đó có Bungari và Rumani. Hai nước này đã cải thiện môi trường kinh doanh nhờ cải tổ để phù hợp với các tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu và trở thành thành viên của tổ chức này vào tháng 1/2007.

Tuy có mức lương cạnh tranh và dân số đông với trình độ kỹ thuật cao nhưng Nga và Ukraina vẫn chưa phát triển được mảng dịch vụ này do môi trường kinh doanh yếu kém.

Khu vực Châu Mỹ La Tinh

Khu vực Châu Mỹ La Tinh đang là khu vực đang nổi lên rất nhanh về hoạt động cung cấp dịch vụ outsourcing. Các quốc gia này có số lượng người nói tiếng

Tây Ban Nha và tiếng Anh rất lớn và trình độ kỹ năng của người lao động cũng được nâng lên đáng kể.

Mexico đang là điểm đến rất thu hút của cac doanh nghiệp sử dụng dịch vụ outsourcing tại Mỹ. Bên cạnh lợi thế về địa lý, sát với đường biên giới của Mỹ, các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing ở đây đang phát triển lên rất nhanh cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp. Brazil đang phát triển rất mạnh dịch vụ outsourcing về công nghệ thông tin với hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại. Nước này đã giành được vị trí thứ 12 trong bảng xếp hạng tuy những năm gần đây phải đối mặt với sự tăng giá của đồng nội tệ và lạm phát lương.

Chile bị rớt hạng từ vị trí thứ 8 xuống thứ 10 trong bảng xếp hạng bởi điều kiện về cơ sở hạ tầng bị đánh giá thấp đi (do sự phá hủy của trận động đất hồi tháng 2 năm 2010). Tuy nhiên nước này cũng được đánh giá là sẽ sớm lấy lại được vị trí của mình bởi những nỗ lực của quốc gia này và sự hỗ trợ từ bên ngoài trong việc xây dựng lại.

Costa Rica đang đứng ở vị trí thứ 19 tăng 3 bậc so với năm 2009 nhờ sự hiện đại hóa các công trình cơ sở hạ tầng, tăng tốc độ băng thông quốc tế và cải thiện về hệ thống điện tử. Trong khi đó Argentina lại được xếp lùi xuống 5 hạng vì những ảnh hưởng của tìn hình lạm phát và chi phí về tiền lương của người lao động đang được đẩy cao hơn.

Khu vực Trung Đông và Châu Phi

Đây là khu vực có tiềm năng phát triển về outsourcing và đang dần được các nhà sử dụng dịch vụ outsourcing trên thế giới chú ý đến. Ai Cập, Jordan và các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là nơi được nhiều công ty ở Mỹ, Châu Âu và Châu Á lựa chọn để thuê làm các hoạt động hỗ trợ kinh doanh. Đặc biệt, Dubai là một địa điểm được yêu thích nhờ chính sách thuế tự do, luật đầu tư và định cư thông thoáng. Có thể nói, hoạt động outsourcing vẫn đang diễn ra rất sôi nổi tại các quốc gia (đặc biệt là các nước đang phát triển) và thị trường outsourcing sẽ càng ngày mở rộng hơn nữa trong thời gian tới.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w