Bối cảnh chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 31 - 35)

Sự phát triển của outsourcing là do chịu nhiều ảnh hưởng tác động của các yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số những yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của hoạt động outsourcing trên thế giới (Gartner, 2011)

- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông.

Trong những năm qua đặc biệt là những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, công nghệ thông tin và truyển thông đã có những bước phát triển như vũ bão, làm biến đổi cách thức con người liên lạc và cộng tác với nhau và đồng thời tạo cho sự phát triển của outsourcing. Chính CNTT và truyền thông đã tạo động lực để outsourcing phát triển những năm qua, vượt qua các rào cản về không gian và thời gian.

Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các công ty có thể truyền dữ liệu nhanh hơn với chi phí rẻ hơn tới các nước xa xôi. Tại những nước này, chi phí lao động và nhân công rẻ hơn so với các nước sở tại, đây là một trong những lý do để các công ty tại các nước phát triển tiến hành outsource. Đầu tiên là sự ra đời của thư điện tử và các trang web, giúp con người có thể liên lạc với nhau nhanh chóng dễ dàng trong phạm vi rộng với chi phí ngày càng thấp hơn. Sau đó với sự gia tăng của hệ thống cáp quang, các nhà cung cấp dịch vụ internet, dung lượng hệ thống đường truyền mở rộng, làm cho số người sử dụng internet tăng lên rất nhanh.

Bên cạnh sự gia tăng của internet, các phần mềm xử lý công việc (work flow softwares) ra đời càng thúc đẩy sự phát triển của outsourcing trên thế giới. Các công cụ truyền thông đạt tiêu chuẩn và giao thức truyền thông tin như HTML, HTTP, XML hay SOAP đã kết nối các máy tính và ứng dụng phần mềm của tất cả mọi người với nhau và khuyến khích việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩn hóa trong việc thực hiện một số hình thương mại hoặc công việc nhất định. Điều này cho thấy mọi người không chỉ kết nối thông suốt với nhau mà họ còn có thể làm việc cùng nhau một cách dễ dàng.

- Tác động của quá trình toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một quá trình diễn ra trên toàn thế giới, tác động lên hầu hết các mặt của nền kinh tế thế giới. Và hoạt động outsourcing ra đời và phát triển cũng không nằm ngoài tác động của toàn cầu hóa. Quá trình toàn cầu hóa làm cho thế giới mở cửa hơn, phá vỡ những rào cản trước đây đã chia nhỏ thế giới. Quá trình này giúp cho các nước, các công ty được tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn,

không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước nhỏ bé. Nhưng cùng lúc, các công ty phải đối mặt với áp lực cạnh tranh nặng nề hơn. Bởi lúc này đối thủ cạnh tranh của họ không chỉ là các doanh nghiệp nội địa mà là các công ty trên toàn thế giới. Họ phải cơ cấu lại bộ máy hoạt động của mình linh hoạt hơn để dễ dàng thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến đổi từng ngày giờ. Bên cạnh đó các công ty cũng phải đối mặt với sức ép cắt giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Như đã phân tích ở trên, sự phát triển của CNTT và truyền thông đã mang lại cho các công ty một lợi thế lớn, giúp họ vừa có thể hợp lý hoá cơ cấu tổ chức của công ty, vừa cắt giảm chi phí tăng hiệu quả kinh doanh. Đó chính là chọn giải pháp outsourcing. Khi chuyển giao một số hoạt động không mang tính cốt lõi trong chuỗi hoạt động của mình, công ty có thể tập trung nguồn lực để phát triển các yếu tố tạo sức cạnh tranh, ngoài ra họ cũng dễ dàng thay đổi hơn khi các kỹ năng cần thiết thay đổ

- Sự chênh lệch chi phí hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia

Một yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của offshore –outsourcing là sự chênh lệch về chi phí hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia (đặc biệt là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển). Các doanh nghiệp luôn muốn thu được lợi nhuận tối đa và một trong những cách đạt được mục tiêu đó là tối thiểu hóa chi phí. Việc tiến hành outsourcing ở các quốc gia có chi phí thấp như chi phí lương chi trả cho nhân viên, chi phí mua và thuê mặt kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp... sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí. Dưới đây là một ví dụ về bảng thống kê lương của lập trình viên một số quốc gia. Biểu đồ này được căn cứ theo mức lương của Nước Mỹ (với chỉ số là 100) và so sánh với các nước còn lại.

Biểu đồ 1.1: Mức lương trung bình của lập trình viên các nước so với Mỹ

Nguồn:http://www.sourcingline.com

Qua biểu đồ, có thể thấy rõ mức lương trung bình của một lập trình viên tại các nước như Mỹ, Isarel hay Canada cao hơn nhiều rất so với lương của một nhân viên làm vị trí tương tự tại Ấn Độ hay Trung Quốc hay Indonesia. Và tùy vào mỗi vị trí khác nhau, sự chênh lệch này có thể thay đổi rất nhiều. Chi phí hoạt động kinh doanh thấp là một trong những động lực thu hút các hãng tại các nước phát triển chuyển giao một phần hoạt động sang các nước đang phát triển.

-Sự phát triển của điện toán đám mây.

Hiểu một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng. Thay vì việc sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật người dùng sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa (virtualized) thông qua môi trường Internet. Trước đây để có thể triển khai một ứng dụng (ví dụ một trang Web), doanh nghiệp phải đi mua hoặc thuê một hay nhiều máy chủ (server), sau đó đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu (data center).

Sơ đồ 1.2 Mô hình điện toán đám mây

Nguồn: Ignacio M. Llorente, 2011

Với điện toán đám mây cho phép doanh nghiệp giản lược quá trình mua/thuê đi, hệ thống sẽ tự động gom nhặt các tài nguyên rỗi để đáp ứng yêu cầu. Susan Tan, giám đốc dịch vụ CNTT và nghiên cứu nguồn lực của Gartner cho rằng: “Điện toán đám mây là bước chuyển cơ bản của các công ty trong việc chi tiền và tiếp cận các dịch vụ CNTT”. Trên thực tế, Gartner dự đoán cho đến năm 2012, 20% công việc kinh doanh sẽ là ảo và không có bất kỳ tài sản CNTT nào (Gartner, 2011). Đây sẽ là sẽ yếu tố ảnh hưởng lớn đến ngành dịch vụ outsourcing truyền thống, đặc biệt là trong lĩnh vực outsourcing về công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w