Các chính sách phù hợp và sự định hướng đúng đắn của chính phủ Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 62 - 64)

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH OUTSOURCING TẠI TRUNG QUỐC

2.4.2.1 Các chính sách phù hợp và sự định hướng đúng đắn của chính phủ Trung Quốc

phủ Trung Quốc

Có thể nói rằng sự phát triển của outsourcing tại Trung Quốc là nhờ một phần rất lớn từ những định hướng cũng như sự quan tâm của chính phủ. Trong những năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành rất nhiều những chính sách hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nói chung và hoạt động outsourcing nói riêng.

Để giúp các công ty cung cấp dịch vụ outsourcing Trung Quốc đạt được thị phần lớn hơn trong thị trường outsourcing trên thế giới, tháng 9 năm 2006 Chính phủ Trung Quốc đã khởi xướng một chiến lược táo bạo: “Ten-Hundred- Thousand Program”:

- Thành lập 10 thành phố nền tảng về dịch vụ outsourcing. Tại các thành phố này sẽ được thiết kế một cách rõ ràng về tài nguyên, các nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng tiềm năng. Các thành phố trung tâm về dịch vụ outsourcing này sẽ nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ chính phủ cũng như địa phương.

- Thu hút 100 công ty đa quốc gia ký kết các hợp đồng quan trọng, hợp tác trên cơ sở phát triển bền vững với các nhà cung cấp dịch vụ outsourcing của Trung Quốc. Điều này sẽ giúp Trung Quốc chứng tỏ khả năng cung cấp các dịch vụ outsourcing đạt tiêu chuẩn quốc tế đồng thời khuyến khích sự hợp tác giữa các công ty đa quốc gia với các đối tác trong nước.

- Thành lập 1000 nhà cung cấp dịch vụ outsourcing có quy mô vừa và lớn, có khả năng đáp ứng được những dịch vụ đòi hỏi trình độ cao, xử lý các công việc phức tạp.

Mục tiêu của chính sách này là khẳng định vị trí của Trung Quốc trên bản đồ outsourcing của thế giới là một điểm đến cạnh tranh, hấp dẫn. Để thực hiện được mục tiêu trên, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ cụ thể như:

- Xây dựng quỹ cho các trường đại học chuyên ngành đào tạo từ 300.000 -400.000 sinh viên tốt nghiệp trong giai đoạn 5 năm (2006-2011). Các sinh viên này sẽ được đào tạo phát triển các kỹ năng về công nghệ, tri thức mới đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế và cả về quyền sở hữu trí tuệ (IPR - Intellectual Property Rights)- một vấn đề nổi cộm tại các nước đang phát triển.

- Dành sự ưu đãi và hỗ trợ tài chính để khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đạt được các chứng nhận quốc tế với mục tiêu 700 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận bậc 3 CMM/CMMI và 300 doanh nghiệp đat tiêu chuẩn bậc 5 CMM/CMMI

- Cùng với Ngân hàng phát triển nhà nước Trung Quốc cung cấp tín dụng và cho vay ưu đãi với những doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ outsourcing.

- Phối hợp với Tổng công ty tín dụng xuất khẩu Trung Quốc để cung cấp dịch vụ bảo lãnh về tín dụng và và dịch vụ.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp Thông tin (MII) và các phòng ban khác có liên quan xác định và hỗ trợ các thành phố cơ sở outsourcing của chương trình thông qua các hướng dẫn trong chính sách kinh tế vĩ mô, chương trình thiết kế, đào tạo nguồn nhân lực, thu hút đầu tư nước ngoài. Xây dựng quỹ hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết tại các thành phố cơ sở này.

- Xây dựng trang web/cổng thông tin để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, các trường đại học, sinh viên và các tổ chức nghiên cứu đồng thời cung cấp những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp có nhu cầu về outsourcing.

- Có các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã được thiết kế làm trọng điểm phát triển outsourcing ở khu vực miền Trung và phía Tây.

- Xây dựng một một hành lang pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ đồng thời thiết lập các trung tâm khiếu nại quyền sở hữu trí tuệ ở các thành phố trọng điểm nhằm nhanh chóng phát hiện và xử lý bất kỳ loại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ nào.

Tháng 2, năm 2009 Chính phủ Trung Quốc tiếp tục ký quyết định thành lập 20 thành phố mô hình outsourcing Trung Quốc(25/2/2010 thành phố Hạ Môn được phê chuẩn là thành phố thứ 21) với nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ outsourcing cũng như các khách hàng tại các địa phương này. Những doanh nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều những ưu đãi của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương về các thủ tục pháp lý trong hoạt động doanh nghiệp, chính sách vay vốn ưu đãi, cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Và bằng kết quả thực tế, Trung Quốc đã khẳng định mình bằng vị trí thứ hai (sau Ấn Độ) kể từ năm 2007 đến nay trong bảng xếp hạng các nước cung cấp dịch vụ outsourcing của A.T. Kearney.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w