Công ty Cổ Phần Phần mềm FPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 80)

BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN OUTSOURCING TẠI VIỆT NAM

3.2.1 Công ty Cổ Phần Phần mềm FPT

FPT Software là nhà cung cấp lớn nhất về dịch vụ outsourcing đặc biệt là về outsourcing phần mềm tại Việt Nam. Tiền thân của công ty này là một bộ phận trong bộ phận trong tập đoàn FPT vào năm 1988. Trong quá trình phát triển của mình FPT Software đã từng bước xây dựng một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực outsourcing phần mềm nói riêng và outsourcing nói chung ở Việt Nam.

Năm 1999, FPT Software bắt đầu phát triển chuyên về lĩnh vực sản xuất phần mềm. Năm 2000, sự suy sụp của các công ty Internet (dotcom) là một sự kiện kinh tế nổi bật. Các nhà kinh tế nhìn nhận đây là một thất bại tài chính lớn và kéo theo rất nhiều các công ty về CNTT đóng cửa. Chính vì thế FPT Software cũng đã bị chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường xuất khẩu phần mềm bị thu hẹp. Tuy nhiên công ty đã chứng tỏ được mình khi vượt qua thử thách này đồng thời ký kết được hợp đồng quan trọng với Harvey Nash về việc xây dựng OSDC (Offshore Software Development Center).

Năm 2001, FPT software bắt đầu dự án CMM-4 với mục tiêu đạt được chứng chỉ này trong 1năm tới đồng thời tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của mình khi tiếp tục ký hợp đồng cung cấp OSDC cho NTT-IT (Nhật Bản). Năm 2002, FPT Software là công ty đầu tiên trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ ITO ở khu vực Đông Nam Á chính thức đạt chứng chỉ CMM-4. Doanh thu của công ty năm đó đã vượt ngưỡng 1 triệu đô la Mỹ.

Năm 2004, công ty tiếp tục dự án CMM-5 với nhiều cải cách thay đổi trong các phòng ban và nhân sự. Trong năm đó, công ty cũng đã ký kết được nhiều hợp

đồng cung cấp các dịch vụ ITO cho các đối tác Nhật Bản như Hitachi Software, Nisen, TIS hay Sanyo. Xác định Nhật Bản là sẽ là một thị trường đầy tiềm năng về nhu cầu outsourcing, công ty đã có rất nhiều những chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên của mình về tiếng Nhật, tuyển sinh các các khoa CNTT tiếng Nhật đồng thời xúc tiến các chương trình hợp tác liên kết với các đối tác bên Nhật. Năm 2004, FPT Software chính thức trở thành Công ty CP Phần Mềm FPT đồng thời cũng đạt được chứng chỉ CMM-5. Đây là một bước tiến rất quan trọng trong việc khẳng định chất lượng cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu về các dịch vụ ITO đối với các đối tác. Trong năm này, FPT Software cũng đã mở một văn phòng đại diện tại Tokyo Nhật Bản nhằm mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các đối tác ở nước này. Các dịch vụ ITO của FPT Software đã tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. Cuối năm 2005, doanh số của công ty đã tăng trưởng 114% đồng thời trở thành công ty về lĩnh vực phần mềm đầu tiên của Việt Nam có hơn 1000 nhân viên làm việc. Năm 2006, FPT Software ký kết được nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các hãng nổi tiếng như Microsoft của Mỹ, đối tác chính của Hitachi Soft, NTT Data, HP Japan, Panasonic, Canon IT Solutions, JIP của Nhật hay IBM Singapore... Tháng 3 năm 2007, côn ty TNHH Software Châu Á – Thái Bình Dương Singapore được thành lập.

Năm 2008, FPT Software đã mở rất nhiều các công ty ở các thành phố nước ngoài như Pari –Pháp (FPT Software Europe), Kuala Lumpur- Malaysia (FPT Software Malaysia), Califonia- Mỹ (FPT USA), New South Wales – Úc (FPT Australasia)... Việc thiết lập các công ty con ở những quốc gia này giúp cho FPT Software thâm nhập thị trường ITO, đặc biệt về thị trường phần mềm một cách dễ dàng hơn. Công ty cũng đã nhận phần thưởng là công ty hàng đầu về lĩnh vực software outsourcing do hội tin học thành phố Hồ Chí Minh trao tặng. Tháng 8 năm 2008, FPT Software tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng cách thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng và tới tháng 11 thì thành lập công ty FSoft Japan tại Tokyo, Nhật Bản. Công ty cũng đã khai trương Trung tuyển dụng và đào tại Hà Nội nhằm tìm kiếm và đạo tạo nguồn nhân lực về CNTT có đủ trình độ và kỹ năng đáp ứng được các yêu cầu của công việc

Năm 2009, FPT Japan đã trở thành “đối tác trong năm” của Công ty Japan Information Processing Service – một trong những công ty hàng đầu về phần mềm tài chính và chứng khoán của Nhật Bản. Công ty cũng đã mở thêm bốn công ty con trong Hà Nội (FPT Software Worldwide, FPT Software Software Engineering, FPT Software Direct Marketing Solution và FPT Software Research & Development).

Đối tác khách hàng: Bằng việc nâng cao trình độ ngoại ngữ của các nhân viên trong công ty đặc biệt là tiếng Nhật, FPT Software đã tạo được ấn tượng tốt với các đối tác từ thị trường này. Hiện nay FPT Software đã hợp tác với rất nhiều các công ty lớn trên thế giới. Trong đó các khách hàng chính chủ yếu đến từ Nhật Bản (chiếm 52% tổng doanh thu), Mỹ (chiếm 18% tổng doanh thu),các nước Châu Á Thái Bình Dương (chiếm 19% tổng doanh thu) và các nước Châu Âu (chiếm 11%).

Doanh thu: Dưới đây là biểu đồ doanh thu của FPT Software trong những năm qua

Biểu đồ 3.3. Doanh thu của FPT Software (2005 -2010)

Nguồn: FPT Software

Qua biểu đồ trên có thể thấy doanh thu của công ty FPT Software là khá lớn và có mức tăng trưởng đều qua các năm. Điều này là do FPT Software luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu về trình độ cao cả về lĩnh vực chuyên môn lẫn ngoại ngữ, chú trọng việc quảng bá hình ảnh của mình tới các đối tác trên thế giới, nâng cao năng lực của công ty thông qua việc cố gắng đạt được các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế như CMMI... Tuy nhiên

giai đoạn năm 2008 -2009 có sự chững lại về doanh thu, năm 2009 cũng chỉ đạt doanh thu xấp xỉ 42 triệu đô la Mỹ. Điều này một phần là do chịu tác động ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 nhưng cũng phần nhiều bởi do ảnh hưởng từ trong nôi bộ công ty khi có sự thay đổi về nhân sự trong bộ máy lãnh đạo cao cấp cũng như những nỗ lực cá nhân từ các nhân viên. Tuy nhiên sau đó, FPT Soft ware đã có những cải cách thích hợp và vẫn đang là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ outsourcing.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình outsourcing tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w