THUỐC PHA DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 120 - 121)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

THUỐC PHA DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG

VÀ CÁC CHẾ PHẨM THAY THẾ HUYẾT TƯƠNG

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Trình bày được vai trò của nước trong cơ thể, định nghĩa, phân loại dung dịch tiêm truyền và các chế phẩm thay thế trong huyết tương.

2. Kể được tính chất, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng, bảo quản các hóa chất dược pha dung dịch tiêm truyền và các chế phẩm thay thế huyết tương.

NỘI DUNG1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG CƠ THỂ

Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể được phân bố 50% trong các tế bào và 20% ở ngoài tế bào (5% ở huyết tương, 15% ở khoảng gian bào). Huyết tương chứa những thành phần rất quan trọng hòa tan trong nước như chất dinh dưỡng, chất điện giải…

Khi cơ thể bị mất máu hoặc bị tiêu chảy làm mất nhiều nước, gây ra những rối loạn sinh lý, cần phải sử dụng các dịch truyền để bù nước, cung cấp dinh dưỡng, bổ sung chất điện giải là một trong những biện pháp hữu hiệu trước tiên để lập lại thăng bằng cho cơ thể.

1.2. ĐỊNH NGHĨA DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

Dung dịch tiêm truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn, không có chí nhiệt tố, dùng để tiêm với khối lượng lớn vào cơ thể, phần lớn được truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch.

1.2.1. Phân loại

• Các dung dịch bù nước chất điện giải: dung dịch natri clorid 0,9%, 3%, 10%, 30%; Kali clorid 2%, Ringer lactat…

• Dung dịch chống toan huyết: dung dịch Natri hydrocarbonat 1,4%...

• Dung dịch cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: dung dịch Glucose 5%, 20%, 30%; Moriamin, Alvesin, Nutrisol, Evasol, Cavaplasma, Intralipid…

• Dung dịch thay thế huyết tương để duy trì huyết áp, chống trụy tim mạch: Dextran, Subtosan, Plasma.

1.2.2. Những chú ý khi sử dụng dung dịch tiêm truyền

a. Khi dùng dung dịch tiêm truyền người bệnh có thể bị shock. Nguyên nhân có thể do:

• Chất lượng thuốc.

• Dây truyền dịch.

• Tốc độ truyền.

• Cơ địa mẫn cảm...

b. Để hạn chế tai biến, khi dùng cần chú ý:

• Kiểm tra thuốc, nhãn, hạn dùng, chất lượng

• Chai có nút đã châm kim không dùng

• Loại ưu trương chỉ tiêm tĩnh mạch

• Khi sử dụng cần cách thủy chai thuốc đến 37 – 38oC (Plasma, Subtosan).

• Theo dõi bệnh nhân suốt thời gian truyền dịch để phát hiện và xử lý kịp thời khi bệnh nhân bị shock.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 120 - 121)