CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG 1 SẮT

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 106 - 108)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

B. CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG 1 SẮT

1. SẮT

Sắt rất cần cho sự tạo hồng cầu và chuyển hóa các chất trong cơ thế. Sắt có nhiều trong huyết cầu tố, các enzyme của tổ chức và dự trữ một phần trong tủy xương, lách, gan. Nhu cầu bình thường hằng ngày về sắt của nam cần 0,5 – 1 mg, nữ cần 1 – 2 mg (khi có thai, hành kinh cần 5 – 6 mg). Nếu mất máu, thiếu máu thì lượng sắt giảm.

Sắt được cung cáp từ thức ăn, Fe2+ được hấp thu dễ dàng qua niêm mạc dạ dày, ruột vào máu đến tủy xương để tạo hồng cầu và các tổ chức để tạo enzyme. Fe3+ sẽ kết hợp với albumin niêm mạc đường tiêu hóa nên không hấp thu được. gây kích thích niêm mạc ống tiêu hóa. Muốn hấp thu được Fe3+ phải được chuyển hóa thành Fe2+ nhờ tác dụng của acid hydrochlorid ở dạ dày.

Sắt thải trừ qua nước tiểu, phân, mồ hôi, kinh nguyệt.

1.2. Chỉ định

• Cơ thể kém hấp thu sắt: cắt đoạn dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm ruột mạn…

• Chảy máu kéo dài do rong kinh, trĩ, giun móc, loét dạ dày.

• Người có thai, cho con bú, chứng xanh xao ở thiếu nữ.

1.3. Các chế phẩm thường dùng1.3.1. Sắt (II) Sulfat : FeSO4.7H2O 1.3.1. Sắt (II) Sulfat : FeSO4.7H2O

a) Tính chất

Tinh thể hay bột kết tinh màu xanh lục, không mùi, vị tanh, tan trong nước, không tan trong ethanol.

b) Chỉ định

Điều trị thiếu máu nhược sắc, phối hợp với DDS trong điều trị bệnh phong.

c) Liều dùng

• 1 – 2 viên (0,2 g)/ ngày, thiếu máu nặng 5 – 10 viên/ ngày.

• Uống với nước đun sôi để nguội, ngay sau bữa ăn, không uống với nước chè.

d) Tác dụng không mong muốn

Lợm giọng, buồn nôn, nôn, kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, táo bón.

e) Chống chỉ định

Loét dạ dày tá tràng, ruột; chứng khó tiêu, tạng dễ chảy máu.

f) Bảo quản

Trong chai lọ nút kín, để nơi khô mát.

a) Tính chất

Bột kết tinh màu vàng nhạt, không mùi, vị hơi tanh, gần như không tan trong nước, không tan trong ethanol, tan trong acid hydrochlorid loãng, acid sulfuric loãng và nóng.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 106 - 108)