MỘT SỐ THUỐC TRỊ LOẠN NHỊP TIM 1 QUINIDIN

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 89 - 91)

3.1. QUINIDIN

3.1.1. Tính chất

Bột kết tinh màu trắng, ít tan trong nước.

3.1.2. Chỉ định

• Trị loạn nhịp trên thất và loạn nhịp thất cấp và mạn tính.

• Điều trị và phòng ngừa tái phát rung nhĩ và cuồng động nhĩ sau sốc điện và tim nhanh tâm thất.

• Hiện nay ít dùng vì tác dụng phụ

3.1.3. Độc tính

• Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy

• Cinchonism: ù tai, giảm thính lực, rối loạn thị giác, nhức đầu, lẫn, mê sảng, tâm thần.

• Phản ứng quá mẫn: sốt, sốc phản vệ, giảm tiểu cầu.

• Ngất xỉu hoặc loạn nhịp thất.

3.1.4. Chống chỉ định

• Quá mẫn với quinidin

• Ức chế nhĩ thất hoàn toàn

• Kéo dài đoạn QT

• Hạ kali huyết

3.1.5. Chế phẩm – cách dùng

• Quinidin sulfat (Quinaglute, Extentab)

• Dạng uống viên nén 200 – 300mg. • Viên nang 300 mg. • Viên nén phóng thích chậm (Quinidex) 300mg • Dạng tiêm, dung dịch 200mg/ ml 3.2. PROCAINAMID 3.2.1. Tính chất

Bột hoặc tinh thể trắng, trắng ngà, không mùi, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước và ethanol.

3.2.2. Chỉ định

• Trị loạn nhịp tâm thất kéo dài đe dọa tính mạng.

• Do dùng nhiều lần trong ngày cộng thêm hội chứng giống lupus ban đỏ nên procainamid là lựa chọn thứ hai sau lidocain để trị loạn nhịp tim.

3.2.3. Độc tính

• Phản ứng quá mẫn: Sốt, mất bạch cầu hạt.

• Hội chứng giống lupus ban đỏ: Mệt mỏi, đau khớp, đau cơ, sốt nhẹ, viêm màng ngoài tim, gây ép tim do tràn dịch màng ngoài tim.

3.2.4. Chống chỉ định

• Quá mẫn với procain và các thuốc tương cận

• Nhược cơ

• Bloc nhĩ thất

• Tiền sử lupus ban đỏ do procainamid

• Kéo dài đoạn QT, torsade de pointes

3.2.5. Chế phẩm – cách dùng

• Procainamid (Pronestyl, Procan SR)

• Dạng uống viên nang và viên nén 250 – 375 – 500 mg.

• Viên phóng thích chậm 250 – 500 – 750 – 1000 mg

3.3. LIDOCAIN3.3.1. Chỉ định 3.3.1. Chỉ định

Trị loạn nhịp tâm thất cấp do nhồi máu cơ tim hoặc trong lúc giải phẫu mở tim.

3.3.2. Độc tính

• Suy tim mạch (ít gặp)

• Bồn chồn, lẫn, run, co giật, ù tai, rối loạn thị giác

• Dị ứng, từ ban đỏ đến sốc phản vệ

3.3.3. Chống chỉ định

• Nhạy cảm với thuốc tê loại amid

• Rối loạn chức năng gan

• Tiền sử động kinh cơn lớn do lidocain

• Người già

• Ức chế tim độ 2, độ 3.

3.4. PROPRANOLOLChỉ định Chỉ định

• Chữa loạn nhịp tim do cường giáp, trong gây mê.

• Đau thắt ngực

• Cao huyết áp

• Cường tuyến giáp

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 89 - 91)