D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
1. ĐẠI CƯƠNG HO
1.1. HO
Ho là một phản xạ tự vệ của cơ thể nhằm loại trừ các chất nhầy, chất kích thích ra khỏi đường hô hấp.
Có 2 loại ho:
− Ho đường hô hấp bị kích thích hay sưng viêm chứ không phải để loại các chất làm nghẽn đường hô hấp như đàm. Loại ho này không có tính bảo vệ, gây mệt mỏi khó chịu cho bệnh nhân nên cần phải ức chế bằng thuốc trị ho.
− Ho để tống đàm ra ngoài, làm sạch đường hô hấp giúp oxy đến phế nang. Loại ho này là phản xạ có tính bảo vệ, không nên sử dụng thuốc ho để ức chế vì sẽ làm tụ đàm rất có hại trong trường hợp viêm phế quản hoặc giãn phế quản do đó chỉ nên uống nhiều nước và thuốc long đàm.
1.2. PHÂN LOẠI THUỐC CHỮA HO, LONG ĐÀM1.2.1. Thuốc ho 1.2.1. Thuốc ho
Dựa vào cơ chế tác dụng, có thể chia:
a) Thuốc ho tác động ở ngoại biên làm giảm nhạy cảm của receptor ho đối với các chất kích thích: camphor, menthol…
b) Thuốc ho tác động ở trung ương làm dịu ho ức chế trung tâm ho:
• Codein, codethylin, pholcodin, dextromethorphan, noscarpin, levopropoxyphen…
• Phenothiazin, alimemazin (Théralène), chlopheniramin. c) Thuốc tác động trên chất nhầy
• Thuốc tiêu chất nhầy: N-acetyl cystein, carbocystein, bromhexin, ambroxol…
• Các chất trên có tác dụng làm phân hủy chất nhầy, làm giảm tính nhầy giúp dễ dàng di chuyển ra khỏi đường hô hấp; ngoài ra còn điều hòa sự tiết đàm nhầy của phế quản. Không nên dùng thuốc tiêu nhầy ở người hen suyễn, giãn phế quản.
1.2.2. Thuốc long đàm
Kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khí quản, gây tăng bài tiết dịch khí quản, làm giảm độ nhày của chất tiết khí quản, giúp cho việc thải trừ được dễ dàng bao gồm natri benzoat, terpin hydrat, amoni chlorid, eucalyptol, glyceryl guaicolat (Guaifenesin) …
Các thuốc chữa ho chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, trong điều trị cần kết hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân.