D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP
b) Chỉ định, tác dụng phụ, chống chỉ định
Giống sắt II sulfat, ít gây táo bón.
c) Liều dùng
• Người lớn: uống 1 viên (0,05g)/ lần x 2 lần/ ngày, chỉ nuốt không nhai, uống với nhiều nước để tránh táo bón và chống loét đường tiêu hóa.
• Trẻ em: 1 – 2 mg/ kg/ ngày.
d) Bảo quản
Trong chai lọ nút kín, để nơi khô mát, tránh ẩm, tránh các chất oxy hóa.
e) Chú ý
Các thuốc có tác dụng tương tự: sắt fumarat, sắt heptonat, sắt gluconat, chỉ định như sắt II oxalat.
Sắt dùng đường tiêm có ưu điểm là đạt được nồng độ tối đa trong máu nhanh, có thể dùng cho người bị rối loạn hấp thu sắt như viêm dạ dày ruột, cắt dạ dày, thấp khớp. Nhưng có nhiều tác dụng phụ nên rất hạn chế dùng theo đường tiêm.
Dung dịch sắt dextran (Imferon) chứa 50 mg sắt trong 1 ml. Ống tiêm 2 – 5 ml có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm, nên tiêm ở những vị trí khác nhau để tránh tổn thương tại chỗ tiêm. Khi tiêm tĩnh mạch cần pha loãng với Natri chlorid 0,9% và tiêm chậm để đề phòng trụy tim mạch.
1.3.3. Vitamin B12
Tên khác: Cyanocobalamin, Vitamin L2
Biệt dược: Antipernicin, Docemine, Redisol, Rubramin
a) Nguồn gốc
Vitamin B12 có nhiều trong gan động vạt, sữa, lòng đỏ trứng, môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus, không có trong thực vật, một số vi khuẩn ruột có khả năng tổng hợp vitamin B12, nhưng không đủ cung cấp cho cơ thể.
b) Tính chất
Tinh thể hình kim, màu đỏ sẫm, không mùi, không vị, rất dễ hút ẩm, tan trong nước, rất dễ bị ánh sáng phân hủy, bị mất hoạt tính bởi kiềm và acid. Chứa khoảng 4,5 % coban.
• Vitamin B12 cần thiết cho sự cấu tạo và phát triển của hồng cầu, giúp cho sự phân chia và tái tạo tế bào của các tổ chức, đặc biệt là tế bào thần kinh, tham gia tổng hợp protid, chuyển hóa lipid, giúp cơ thể trưởng thành và bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc, nhiễm khuẩn.
• Thiếu vitamin B12
• Thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác tính Biermer) và một số rối loạn về thần kinh.
d) Chỉ định
Thiếu máu hồng cầu to, thiếu máu sau khi cắt bỏ dạ dày. Viêm đau dây thần kinh. Trẻ chậm lớn, người suy nhược cơ thể, già yếu.
e) Liều dùng
• Thiếu máu ác tính: tiêm bắp 100 – 200 µg/ ngày, cách 1 ngày tiêm 1 lần, 1 đợt tiêm 10 – 20 ngày.
• Đau dây thần kinh: tiêm bắp 500 – 1000 µg/ 1 lần/ 1 tuần, thường dùng phối hợp với vitamin B1, B6. Trường hợp nhẹ dùng bằng đường uống.
f) Chống chỉ định
Mẫn cảm với vitamin B12, ung thư đang tiến triển, thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.
g) Bảo quản
Tránh ánh sáng, để nơi khô mát. Thuốc tác dụng tương tự
Hydroxycobalamin (Codroxomin, Hydroxo 5000): thải trừ chậm hơn cyanocobalamin; tác dụng và chỉ định như cyanocobalamin, còn dùng để giải độc cyanid.
1.3.4. Acid folic
Tên khác: Vitamin B9, Vitamin L1 Biệt dược: Foldine
a) Nguồn gốc
Có nhiều trong men bia, thịt, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh (bắp cải, cà chua, nấm, xà lách, rau dền, súp lơ…)
b) Tính chất
Bột tinh thể màu vàng cam, ít tan trong nước, không tan trong cồn và dung môi hữu cơ, tan trong dung dịch kiềm và acid đậm đặc, dễ hút ẩm, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
Acid folic được hấp thu qua ruột non, bị khử thành acid tetrahydrofolic (FH4), tham gia vào quá trình tổng hợp acid amin, acid nucleic, ảnh hưởng tới sự trưởng thành và tái tạo các hồng cầu.