THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG (THUỐC KHÁNG HISTAMIN)

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 74)

(THUỐC KHÁNG HISTAMIN)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày khái niệm dị ứng, tác dụng của thuốc chống dị ứng.

2. Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và bảo quản một số thuốc chống dị ứng thông dụng.

NỘI DUNG1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. KHÁI NIỆM VỀ DỊ ỨNG THUỐC

Dị ứng là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với một dị nguyên (kháng nguyên) lần 2 và các lần sau. Dị ứng diễn tiến theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: là giai đoạn mẫn cảm, kể từ khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể. Dị nguyên

sẽ kích thích cơ thể tổng hợp kháng thể IgE, các kháng thể IgE đến gần trên tế bào Mastocyte nhờ các receptor đặc hiệu.

Giai đoạn 2: là giai đoạn sinh hóa bệnh, khi dị nguyên lần 2 xâm nhập vào cơ thể, dị

nguyên này sẽ kết hợp với kháng thể IgE đã gắn sẵn trên màng tế bào mastocyte. Sự kết hợp này làm tế bào mastocyte vỡ ra và giải phóng các chất trung gian hóa học như: histamin, serotonin, leucotrien, bradykinin, chất phản ứng chậm của phản vệ SRSA (Slow reacting subtance of anaphylaxi).

Giai đoạn 3: giai đoạn sinh lý bệnh, các chất trung gian hóa hoặc trên đến các cơ quan

đích như phế quản, da, tim mạch, mũi họng…gây nên bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng: hen suyễn, sổ mũi, ngứa, mề đay, phù quicke, sốc phản vệ.

Chất trung gian hóa học quan trọng của phản ứng dị ứng là Histamin.

1.2. HISTAMIN VÀ VAI TRÒ SINH BỆNH1.2.1. Tổng hợp 1.2.1. Tổng hợp

Histamin được thành lập từ phản ứng decarboxyl hóa histidin nhờ xúc tác của men decarboxylase và pyridoxin phosphat.

Trong cơ thể nơi tích trữ chính Histamin trong các mô là tế bào mastocyte, trong máu là bạch cầu ưa kiềm (basophil). Ở hai nơi đó histamin nằm trong các hạt dự trữ phối hợp với Polysacchrid sulfat, heparin và protein acid. Như vậy histamin có nhiều trong mô chứa nhiều tế bào mastocyte như da, niêm mạc phế quản, niêm mạc ruột…

1.2.3. Phóng thích

Kháng thể IgE gắn trên màng tế bào mastocyte khi gặp kháng nguyên thích hợp sẽ phản ứng làm tế bào mastocyte vỡ ra giải phóng histamin.

1.2.4. Tác động

Histamin phóng thích gắn vào receptor H1 trên màng tế bào gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan:

• Co cơ trơn phế quản và hệ tiêu hóa.

• Giảm huyết áp, giãn thanh mao quản, tăng tính thấm mao quản.

• Ngứa, xung huyết, phù nề.

• Dị ứng có tính đa dạng về mặt lâm sàng không có tính đặc hiệu, trường hợp nặng có thể gây tử vong do sốc phản vệ.

1.3. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG1.3.1. Phân loại 1.3.1. Phân loại

Gồm các loại thuốc có nguồn gốc tổng hợp được phân thành hai loại:

• Thuốc kháng histamin loại cổ điển: promethazin, clorpheniramin…

• Thuốc kháng histamin loại mới: astemizol, loratadin…

1.3.2. Cơ chế tác dụng

Sau đây là cấu trúc chung của các thuốc kháng histamin H1

Do giữa thuốc kháng histamin và histamin có cấu trúc hóa học tương tự nhau nên thuốc kháng histamin H1 đã cạnh tranh với histamin H1 (nằm ở thành mạch máu, phế quản, ruột, tử cung…) làm đẩy histamin ra khỏi receptor và kìm hãm các biểu hiện của histamin.

Qua cơ chế tác dụng cho thấy thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng trị triệu chứng. DO đó cần tìm nguyên nhân gây bệnh để phối hợp với thuốc khác thì việc điều trị mới đạt hiệu quả cao.

1.3.3. Tác dụng dược lý

Thuốc kháng histamin H1 có tác dụng sau:

• Cơ trơn: giãn cơ trơn khí quản, tiêu hóa.

• Thần kinh trung ương: ức chế (thay đổi giữa các bệnh nhân và tùy loại thuốc), các thuốc kháng histamin H1 loại mới không có hoặc ít có tác dụng này).

1.3.4. Nguyên tắc sử dụng

• Phải dùng thuốc sớm

• Không được nhai

• Không tiêm dưới da, hạn chế tiêm tĩnh mạch, nếu cần tiêm bắp sâu.

• Thuốc kèm theo tác dụng hạ huyết áp nên cần nằm nghỉ sau khi uống (promethazin).

• Một số thuốc có tác dụng gây buồn ngủ, không nên dùng khi cần sự tập trung và chú ý (vận hành máy, lái tàu xe…)

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 74)