THUỐC CẦM MÁU

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 112 - 113)

D. THUỐC TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP 1 PHÂN LOẠI TĂNG HUYẾT ÁP

THUỐC CẦM MÁU

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Trình bày được khái niệm về thuốc cầm máu, sự đông máu, cơ chế đông máu, phân loại thuốc cầm máu.

2. Kể được tính chất, tác dụng, công dụng, chống chỉ định, liều dùng, bào quản các thuốc cầm máu.

NỘI DUNG1. ĐẠI CƯƠNG 1. ĐẠI CƯƠNG

1.1. THUỐC CẦM MÁU

Là những chất có tác dụng ngăn cản hoặc hạn chế sự chảy máu ra khỏi thành mạch khi thành mạch bị tổn thương.

1.2. KHÁI NIỆM VỀ SỰ ĐÔNG MÁU

Bình thường máu chảy trong lòng mạch không đông là do trong máu có những chất chống đông, mặt khác do thành mạch nhẵn, tim co bóp đẩy máu chảy đồng đều liên tục.

Khi máu chảy ra ngoài cơ thể hoặc chạm vào vật thô ráp sẽ đông lại sau 2 – 4 phút. Đông máu là một hiện tượng tự bảo vệ của cơ thể khi có chảy máu. Khi cơ chế đông máu bị rối loạn thì xảy ra hội chứng chảy máu nhẹ hoặc nặng.

1.3. CƠ CHẾ ĐÔNG MÁU

Đông máu là hiện tượng các phản ứng sinh học xảy ra liên tiếp. Khi một phản ứng được thực hiện sẽ kéo theo cả dây chuyền phản ứng. Sản phẩm của phản ứng trước sẽ xúc tác cho phản ứng kế tiếp theo cơ chế sau:

Bình thường không có thrombin trong máu, huyết tương chỉ có prothrombin. Khi bị chảy máu, máu va chạm vào vật thô ráp làm chất hoạt hóa ở máu cùng Ca2+ tạo nên thrombokinase huyết tương.

Dưới tác động của các chất hoạt hóa và Ca2+ thì lipoprotein của mô bị tổn thương sẽ giải phóng thrombokinase của mô.

Hai loại thrombokinase đã được hoạt hóa này sẽ xúc tác cho phản ứng chuyển prothrombin thành thrombin. Dưới tác dụng của thrombin thì fibrinogen hòa tan trong huyết tương chuyển thành fibrin không tan. Fibrin kìm huyết cầu trong mạng lưới dày đặc, dần dần co thắt lại làm cho máu đông.

1.4. PHÂN LOẠI THUỐC CẦM MÁU

Dựa vào cơ chế tác dụng, có thể chia thuốc cầm máu thành 3 loại:

• Thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình đông máu: calci clorid, calci gluconat

• Thuốc tham gia trực tiếp vào quá trình đông máu: vitamin K.

• Thuốc gây co mạch cầm máu: ergotamin maleat, ergotamin tartrat, glanduitrin, oxytocin…

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 112 - 113)