Cách dùng liều dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 28 - 32)

• Dạng dùng: đóng chai 500 mg/ 100ml

• Cách dùng – liều dùng:

- Khởi mê : tiêm tĩnh mạch 1 – 4,5mg/ kg/ 60’ hoặc tiêm bắp 6,5 – 13mg/ kg. - Duy trì mê: ½ liều khởi mê và nhắc lại khi cần.

Nếu dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch thì hòa tan 500mg ketamin trong 500ml dung dịch tiêm truyền NaCl hay glucose đẳng trương.

- Khởi mê: truyền 2 – 5mg/ kg hoặc 120 – 150 giọt/ phút. - Duy trì mê: tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

g) Bảo quản

Độc bảng A – tránh ánh sáng.

2.2.3. PROPOFOL

Diprivan

a) Tác dụng

Gây mê tương tự thiopental nhưng hồi tỉnh nhanh hơn, có cảm giác tốt hơn sau phẫu thuật so với các thuốc mê đương tĩnh mạch khác.

b) Tác dụng phụ

Suy hô hấp

Giảm huyết áp ( do giảm sức cản ngoại biên)

c) Chỉ định

Dùng một mình gây mê trong phẫu thuật ngắn thích hợp đối với bệnh nhân không cần nằm viện.

d) Cách dùng – Liều dùng

Khởi mê 1,5 – 3 mg/ kg tĩnh mạch

e) Bảo quản

Độc A, tránh ánh sáng

LƯỢNG GIÁ

Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi từ 1 đến 8

1. Thuốc mê có tác dụng nào sau đây:

A. Ức chế có hồi phục hệ thần kinh trung ương B. Ức chế không hồi phục hệ thần kinh trung ương C. Ức chế đầu dây thần kinh cảm giác

D. Kích thích hành tuỷ

2. Thuốc mê dùng qua đường hô hấp là:

A. Thiopental B. Ketamin

C. Halothan D. Fentanyl

E. Propofol

3. Thuốc mê gây tác dụng phụ suy gan:

A. Thiopental B. Ketamin

C. Halothan D. Fentanyl

D. Propofol

4. Thuốc mê là dẫn chất của barbituric:

A. Thiopental B. Ketamin

C. Halothan D. Fentanyl

E. Propofol

5. Mất định hướng, ảo giác là tác dụng phụ của:

A. Thiopental B. Ketamin

C. Halothan D. Fentanyl

E. Propofol

6. Các thuốc sau đều gây tác dụng phụ hạ huyết áp, ngoại trừ:

A. Thiopental B. Ketamin

E. Propofol

7. Thuốc chống chỉ định gây mê trong sản phụ khoa:

A. Ether B. Thiopental

C. Nitrogenoxyd D. Ketamin

E. Halothane

8. Thuốc gây mê thích hợp nhất cho bệnh nhân phù não:

A. Ether B. Thiopental

C. Nitrogenoxyd D. Ketamin

E. Halothane

Phân biệt đúng sai cho các câu hỏi từ 9 – 15

9. Ether là chất lỏng không gây cháy nổ 10. Halothan là chất lỏng dễ gây cháy nổ 11. Thiopental không làm tăng áp suất nồi sọ 12. Thiopental gây buồn ngủ kéo dài

13. Dạng dùng thiopental là lọ bột pha tiêm chứa thiopental + NaHCO3 14. Thuốc tiền mê được dùng trong khi gây mê

BÀI 6

THUỐC TÊ

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được cơ chế tác dụng, tiêu chuẩn, phân loại và độc tính của thuốc tê.

2. Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và bảo quản các thuốc tê thông dụng.

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Thuốc tê là thuốc ức chế chuyên biệt luồng xung động thần kinh từ ngoại biên lên trung ương làm tạm mất cảm giác, đặc biệt là cảm giác đau ở nơi thuốc tiếp xúc.

1.1. CƠ CHẾ TÁC DỤNG

Thuốc tê ức chế kênh Na+ trên màng tế bào nên ngăn chặn sự khử cực, vì vậy luồng thần kinh không thể dẫn truyền.

1.2. TIÊU CHUẨN CỦA MỘT THUỐC TÊ LÝ TƯỞNG

• Ở liều điều trị độc tính hoàn toàn thấp

• Khởi đầu tác dụng phải nhanh, thời gian tác động đủ dài.

• Tan trong nước và ổn định trong dung dịch.

• Không bị phân huỷ bởi nhiệt lúc tiệt trùng.

• Phải có hiệu lực khi tiêm chích hoặc khi đặt trên niêm mạc.

• Tác động gây tê phải hồi phục hoàn toàn.

1.3. PHÂN LOẠI THUỐC TÊ

Có nhiều cách phân loại, nhưng thường dựa vào cách dùng của thuốc tê để phân loại:

1.3.1. Thuốc gây tê theo đường tiêm

Các cách gây tê

o Gây tê bề mặt: đặt thuốc tê trên niêm mạc, vết phỏng, vết thương để giảm đau, ngứa.

o Gây tê dẫn truyền: là tiêm thuốc gần thân nơrôn, tạo thành một vùng tê xung quanh khu vực đau.

o Gây tê tuỷ sống: thuốc tê được tiêm vào ở điểm ngoài màng cứng hay vào khoang dưới màng nhện để phong bế các rễ thần kinh của tủy sống.

Thời gian tác động của thuốc tê phụ thuộc vào thời gian duy trì sự tiếp xúc của thuốc với thần kinh ở khu vực gây tê. Để kéo dài thời gian gây tê phải phối hợp với các thuốc co mạch (adrenalin, nor - adrenalin 1/200000 hoặc 5µg/ml máu). Không nên chích thuốc tê có chứa chất co mạch vào trong da, mô, đầu chi, đầu dương vật vì sự co mạch có thể gây hoại tử vùng đó. Thuốc tê thường là các base yếu ít tan trong nước nên các chế phẩm thuốc tê bán trên thị trường ở dạng muối tan trong nước, thường là muối clohydrat.

Các thuốc tê dùng theo đường tiêm: Procain, Tetracain, Lidocain, Mepivacain.

1.3.2. Thuốc gây tê bề mặt

• Đặc điểm

o Thuốc có độc tính cao, khó thâm nhập vào các tổ chức và phần lớn không tan trong nước.

o Tác dụng gây tê không sâu nhưng kéo dài.

o Kỹ thuật gây tê là phun hoặc bôi lên da, niêm mạc bằng các dạng bào chế thích hợp như thuốc mỡ, gel, thuốc phun (spray).

• Các thuốc gây tê bề mặt:

o Cocain, benzocain, ethylclorid.

o Một số thuốc tê tan trong nước nhưng cũng được dùng để gây tê bề mặt như Lidocain, Tetracain.

1.4. Tác dụng không mong muốn

Các tác dụng không mong muốn thường gặp do thuốc tê gây nên có thể chia làm 3 loại:

• Phản ứng quá mẫn, thậm chí shock phản vệ, thường gặp với các thuốc tê có cấu trúc ester.

• Tác dụng có liên quan đến kỹ thuật gây tê, hạ huyết áp, ngừng hô hấp do gây tê tuỷ sống, tổn thương thần kinh do kim tiêm đâm phải hoặc do thuốc chèn ép.

• Tác dụng do thuốc hấp thu vào vòng tuần hoàn: rối loạn thần kinh (nhức đầu, chuột rút, co giật, mất định hướng), rối loạn tim mạch (chậm nhịp tim, block nhĩ thất).

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w