LOẠI CHỐNG CƠN: NITRAT VÀ NITRIT TÍNH CHẤT

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 85 - 88)

Nitroglycerin là chất lỏng sánh, không màu, rất ít tan trong nước, tan trong ethanol, ether, cloroform, dễ nổ khi bị va chạm mạnh.

1.2. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Trên mạch, nitrat làm giãn mạch da và mặt (gây đỏ mặt), giãn mạch toàn thân. Trên cơ trơn khác, nitrat làm giãn phế quản, ống tiêu hoá, đường mật, đường tiết niệu, sinh dục.

1.3. DƯỢC ĐỘNG HỌC

Các nitrat hữu cơ chịu ảnh hưởng rất mạnh của enzym gan glutathion – organic nitrat reductase, thuốc bị khử nitrat từng bước và mất hoạt tính.

Nitroglycerin được hấp thu bằng nhiều đường, dưới lưỡi, dạng uống, hấp thu qua da và tiêm tĩnh mạch. Bị khử nitrat nhanh chóng thành nitroglycerin dinitrat còn hoạt tính giãn mạch đáng kể và mononitrat rất ít hoạt tính. Chuyển hoá ở gan cao nên sinh khả dụng rất thấp.

Nitroglycerin đặt dưới lưỡi, đạt nồng độ tối đa sau 4 phút, t1/2 = 1 – 3 phút. Chất chuyển hóa dinitrat có hoạt tính giãn mạch kém 10 lần và t1/2 khoảng 40 phút.

1.4. ĐỘC TÍNH

• Nhức đầu.

• Giãn mạch ngoại vi gây chứng đỏ bừng

• Giãn mạch máu não có thể tăng áp suất trong sọ. Thận trọng khi có chảy máu não hoặc tổn thương đầu.

• Sử dụng liều cao trong thời gian dài gây dung nạp thuốc.

• Tác dụng nguy hiểm nhất của tiếp xúc lâu dài với nitrat là sự lệ thuộc thuốc. Có những ca tử vong đột ngột hoặc nhồi máu cơ tim tiến triển sau vài ngày không tiếp xúc với nitrat, do đó không ngừng nitrat đột ngột sau khi đã sử dụng một thời gian dài.

1.5. CÁC CHẾ PHẨM VÀ LIỀU LƯỢNG

Thuốc Liều lượng Thời gian

tác dụng Loại tác dụng ngắn

Nitroglycerin, đặt dưới lưỡi

Isosorbid dinitrat, đạt dưới lưỡi Amyl nitrit, ngửi. 0.15 – 1.2 mg 2.5 – 5.0 mg 0.18 – 0.3 ml 10-30 phút 10-60 phút 3 - 5 phút Loại tác dụng dài

Nitroglycerin, uống, tác dụng chậm Nitroglycerin, thuốc mỡ 2%

Nitroglycerin, gp chậm, uống Nitroglycerin, gp chậm qua da Isosorbid dinitrat, uống

Isosorbid dinitrat, nhai Isosorbid dinitrat, uống

6.5 – 13 mg, mỗi 6 – 8 giờ 2.5 – 5.0 mg, mỗi 4 – 8giờ 2 mg, mỗi 4 giờ 10 – 25 mg/ 24 giờ 10 – 60 mg mỗi 4 – 6 giờ 5 – 10 mg mỗi 2 - 4 giờ 20 mg mỗi 12 giờ 6- 8 giờ 3- 6 giờ 3- 6 giờ 8-10 giờ 4- 6 giờ 3 giờ 6-10 giờ 2. LOẠI ĐIỀU TRỊ CỦNG CỐ

2.1. LOẠI PHONG TỎA β - ADRENERGIC (β - BLOCKER)

Timolol, Metoprolol, Atenolol, Propranolol

2.1.1. Tính chất

Propranolol là bột kết tinh trắng, có ánh hồng, tan trong nước và ethanol

2.1.2. Hấp thu – chuyển hóa – đào thải

Hầu hết β - blockers đều hấp thu tốt bằng đường uống. Propranolol chịu tác động qua gan lần đầu nên sinh khả dụng thấp. Được phân phối nhanh chóng trong cơ thể. Propranolol và metoprolol chuyển hóa rộng rãi ở gan.

2.1.3. Chỉ định

• Phòng ngừa đau thắt ngực

• Điều trị đau thắt ngực do gắng sức không đáp ứng với nitrat.

2.1.4. Độc tính

• Làm suy co thắt cơ tim, chậm nhịp tim

• Ngừng đột ngột thuốc sau một thời gian dài sử dụng làm trầm trọng thêm đau thắt ngực và chết đột ngột. Vì vậy cần giảm liều từ từ trong vài tuần trước khi ngừng sử dụng β - blockers.

o Blockers che đậy phản ứng báo hiệu sự hạ đường huyết và kéo dài sự hạ đường huyết do insulin gây ra.

o Blockers không chọn lọc gây co thắt khí quản khi bị hen suyễn hay nghẽn đường hô hấp có trước.

2.1.5. Chống chỉ định

• Suy tim

• Hen suyễn

2.1.6. Chế phẩm – liều dùng

Thuốc Liều dùng

(mg/ ngày) Sinh khả dụng T1/2 (giờ)

Chuyển hóa qua gan lần đầu

Propranolol 40 – 80 25 – 30 3 – 6 90

Nadolol 40 30 – 40 12 – 24 0

Metoprolol 50 – 100 40 – 45 3 – 4 50

Atenolol 50 50 – 55 5 -10 0

2.2. THUỐC CHẸN KÊNH CALCI

• Diltiazem (Cardiazem, Altiazem)

• Verapamil (Calan, Isoptin)

• Nifedipin (Procardia, Adalat, Timol)

• Amlodipin (Norvasc)

• Felodipin (Plendil)

2.3. THUỐC KHÁC

Trimetazidin (Vastarel), dùng điều trị dài ngày.

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 85 - 88)