Cách dùng liều dùng Dạng dùng

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 60 - 62)

Dạng dùng • Viên nén 1mg, 25mg, 50mg, 100mg. • Viên đạn 100mg • Ống tiêm 25mg/ 2ml. Cách dùng - liều dùng • Uống − Người lớn: 25mg/ lần x 3 lần/ ngày. − Trẻ em: 0,5 – 1 mg/ kg/ ngày.

• Đặt hậu môn: 100mg/ 8 giờ

• Tiêm bắp: 25 – 50 mg/ ngày

• Tiêm tĩnh mạch: 25 mg pha trong 10 – 20 ml glucose 5% hoặc NaCl 0,9%

g) Bảo quản

Thuốc độc bảng B, tránh ánh sáng, chống ẩm

Thuốc tiêm 50mg, thuốc đạn 50mg, thuốc viên 50 mg: giảm độc B.

2.1.2. HALOPERIDOL

Haldol, Serenace, Brotopon

a) Tính chất

Bột kết tinh trắng đục hoặc hơi vàng, vị hơi đắng. Ít tan trong nước , tan chậm trong ethanol, tan trong cloroform, methanol, aceton, benzen, acid loãng. Chế phẩm rất nhạy cảm với ánh sáng nhưng không hút ẩm.

b) Tác dụng

c) Tác dụng phụ

Dùng lâu có thể gây liệt cơ thoáng qua, run rẩy, căng cơ, hội chứng parkinson.

d) Chỉ định

• Rối loạn tâm thần kèm kích động

• Chống nôn, co giật, sản giật.

• Tăng cường tác động của thuốc mê, thuốc ngủ, thuốc giảm đau.

e) Chống chỉ định

Parkinson, xơ cứng mạch, bệnh gan - thận - máu, glaucom, phụ nữ có thai.

f) Cách dùng - liều dùngDạng dùng Dạng dùng

• Viên nén 0,5mg, 1mg, 2mg, 5mg, 10mg, 20mg.

• Dung dịch uống 0,05%, 0,2% (1mg = 10 giọt)

• Ống tiêm 5mg/ ml.

Cách dùng - liều dùng Uống:

− Người lớn: 0,5mg – 5mg/ ngày

− Trẻ em: 2 – 3 giọt/ lần x 3 lần/ ngày

Tiêm bắp: 2 – 5 mg x 3 lần/ ngày cho người lớn. g) Bảo quản

Độc B, tránh ánh sáng.

2.1.3. SULPIRID

Dogmatil

a) Tính chất

Bột tinh thể trắng tan được trong nước, ethanol. Bị huỷ bởi các dung dịch kiềm.

b) Tác dụng

An thần mạnh, chống nôn, ức chế thần kinh giao cảm.

c) Tác dụng phụ

Rối loạn giấc ngủ, kích động, hưng phấn, tăng thân nhiệt.

d) Chỉ định

• Chống nôn (mạnh hơn clorpromazin).

• Phối hợp chữa viêm loét dạ dày, tá tràng (cải thiện lưu lượng máu ở niêm mạc dạ dày, tăng trương lực cơ ở hang vị)

e) Chống chỉ định

Suy gan, bệnh tim, u tuyến thượng thận, sốt cao, không phối hợp thuốc kháng cholinergic (atropin, homatropin, scopolamin,…)

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 60 - 62)