THUỐC CHỐNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 56 - 57)

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm, phân loại, lưu ý sử dụng thuốc chống rối loạn tâm thần.

2. Kể được tính chất, tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và bảo quản các thuốc chống rối loạn tâm thần tiêu biểu.

NỘI DUNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Thuốc chống rối loạn tâm thần gồm hai nhóm thuốc chính: thuốc ức chế tâm thần và thuốc chống trầm cảm.

1.1. THUỐC ỨC CHẾ TÂM THẦN1.1.1. Định nghĩa 1.1.1. Định nghĩa

Thuốc ức chế tâm thần là nhóm thuốc chủ yếu trị thần kinh phân liệt kèm kích động. Các thuốc này còn gọi là thuốc liệt thần kinh (neuroleptics) hay thuốc an thần mạnh (mayor tranquilizers) để phân biệt với các thuốc an thần yếu (minor tranquilizers) dùng cho mất ngủ, lo âu.

1.1.2. Đặc điểm

• Tạo trạng thái yên tĩnh đặc biệt làm dịu vận động.

• Có hiệu lực chống kích thích thần kinh trung ương, chống vật vã, giãy giụa.

• Giảm dần những rối loạn tâm thần cấp và mãn.

1.1.3. Phân loại

Thuốc ức chế tâm thần được chia thành những nhóm sau:

• Dẫn xuất phenothiazin: clorpromazin, thioridazin,…

• Dẫn xuất butyrophenol: haloperidol

• Dẫn xuất benzamid: sulpirid

1.1.4. Cơ chế tác dụng

Ức chế dopamin ở não giữa và thể viền giữa, cơ chế này dựa vào giả thuyết bệnh thần kinh phân liệt do tăng hoạt tính dopamin ở não.

1.1.5. Tác động dược lý

• Thần kinh trung ương: giảm xúc cảm, giảm kích động bồn chồn, buồn ngủ, ức chế nôn mửa.

• Thần kinh thực vật: tăng thân nhiệt, kháng histamin H1, chống nôn.

• Tĩnh mạch: tiêm tĩnh mạch gây hạ huyết áp thế đứng và phản xạ tim nhanh. Uống gây hạ huyết áp nhẹ (hạ huyết áp thế đứng thường xảy ra với clopromazin ít khi với haloperidol).

• Nội tiết: tăng tiết prolactin làm chảy sữa và vú to ở nam giới. Giảm nồng độ gonadotropin, estrogen, progesteron gây mất kinh.

1.1.6. Tác dụng phụ

Một phần của tài liệu Bài giảng đại CƯƠNG về hóa dược – dược lý (Trang 56 - 57)